Tỷ giá hối đoái là gì?
  1. Home
  2. Chính sách tiền tệ
  3. Tỷ giá hối đoái là gì?
Lê Thu Thảo 11 giờ trước

Tỷ giá hối đoái là gì?

 Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọi cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch quốc tế. Đây là tỷ lệ chuyển đổi giữa các đồng tiền tệ khác nhau, phản ánh giá trị tương đối của một quốc gia so với các quốc gia khác. Việc hiểu rõ về tỷ giá hối đoái sẽ giúp bạn nắm bắt được những thay đổi kinh tế, tận dụng được cơ hội đầu tư, và tối ưu hóa các quyết định tài chính.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.

Các loại tỷ giá hối đoái

Tỷ giá thả nổi

Đây là tỷ giá hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thị trường tiền tệ theo quy luật cung – cầu và không có sự can thiệp của Nhà nước.

Tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định là tỷ giá được Nhà nước thiết lập và quản lý. Việc sử dụng chế độ tỷ giá này giúp cho ổn định môi trường đầu tư nước ngoài, hạn chế sự lạm phát và biến đổi thị trường.

Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Tỷ giá thả nổi có điều tiết là tỷ giá kết hợp cả hai loại ở trên, có nghĩa là vừa thả nổi theo quy tắc cung – cầu của thị trường nhưng vẫn dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
Loại tỷ giá này đang được đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng để đảm bảo ổn định nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của từng loại tiền tệ.

Phân loại tỷ giá hối đoái

Sau khi hiểu tỷ giá hối đoái là gì thì bạn nên hiểu rõ hơn về các loại tỷ giá hối đoái như sau:

Phân loại theo nghiệp vụ ngân hàng

Tỷ giá hối đoái được phân loại thành hai loại chính theo nghiệp vụ ngân hàng:

  • Tỷ giá mua vào (Buying rate): Là tỷ giá mà ngân hàng sử dụng để mua ngoại tệ từ khách hàng. Tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá bán ra và khách hàng sẽ nhận được số tiền ít hơn so với giá trị thực tế của ngoại tệ khi bán cho ngân hàng.

  • Tỷ giá bán ra (Selling rate): là mức tỷ giá được ngân hàng sử dụng khi cung cấp ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá này thường cao hơn tỷ giá mua vào và khách hàng sẽ phải trả nhiều hơn khi muốn mua ngoại tệ từ ngân hàng.

Phân loại dựa vào cơ chế quản lý ngoại hối

Tỷ giá hối đoái cũng có thể được phân loại dựa trên cách mà chính phủ hoặc ngân hàng trung ương quản lý và can thiệp vào thị trường. Cụ thể:

  • Tỷ giá cố định: Là mức tỷ giá do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương quy định và duy trì ổn định bằng cách can thiệp vào thị trường. Mặc dù giúp tạo ra sự ổn định, việc này đòi hỏi nhiều nguồn lực để thực hiện.
  • Tỷ giá động: Là tỷ giá do thị trường tự quyết định dựa trên cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá này thường biến động theo thời gian và được sử dụng phổ biến trong các nền kinh tế tự do.
  • Tỷ giá mềm: Là tỷ giá động nhưng có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương để duy trì sự ổn định. Tỷ giá này thường xuất hiện trong các nền kinh tế đang phát triển.
  • Tỷ giá kép: Là tỷ giá cho phép áp dụng nhiều mức giá khác nhau cho các loại giao dịch thương mại khác nhau. Mục đích là giúp điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo nhu cầu cụ thể.

Phân loại dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế

Theo phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia thành hai loại chính:

  • Tỷ giá chuyển đổi (conversion rate): Đây là tỷ giá dùng khi chuyển đổi một đơn vị tiền tệ sang đơn vị khác để thực hiện thanh toán quốc tế, thường áp dụng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc thanh toán trực tuyến.
  • Tỷ giá hối đoái (exchange rate): Tỷ giá này dùng để quy đổi giá trị giữa các loại tiền tệ trong các giao dịch mua bán ngoại tệ hoặc đầu tư nước ngoài.

Cách tính tỷ giá hối đoái hiện nay

Việc tính tỷ giá hối đoái phải dựa trên đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định là 1 đơn vị, còn đồng tiền định giá là đồng tiền có đơn vị thay đổi và phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường.

Ví dụ: 1 USD = 25.450 VND có nghĩa 1 Đô la MỸ đổi được 25.450 đồng, trong đó USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá.

Trên các thị trường hối đoái quốc tế, thường sử dụng tỷ giá USD hoặc GBP so với đồng nội tệ. Cách tính tỷ giá hối đoái hiện nay như sau:

  • Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá : Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)
  • Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá : Yết giá/Định giá = (USD/Định giá) / (USD/Yết giá)
  • Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá : Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD) / (USD/Định giá)

Các yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

Việc hiểu rõ tỷ giá hối đoái là gì cũng như các yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái là rất quan trọng. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

Lạm phát

Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng giá của hàng hóa, kéo theo sự giảm giá trị của đồng nội tệ. Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đối với tỷ giá hối đoái. Một đất nước có tỷ lệ lạm phát thấp sẽ làm đồng tiền có giá hơn, tỷ giá hối đoái tăng so với một đất nước có tỷ lệ lạm phát cao.

Cung cầu ngoại tệ

Tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu của thị trường. Khi sức mua cao hơn khả năng cung cấp dẫn tới giá cả tăng, tỷ lệ hối đoái sẽ tăng và ngược lại.

Lãi suất

Lãi suất được xem là công cụ quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Lãi suất cho vay trong nước cao sẽ thu hút các nhà đầu tư vào một quốc gia, làm tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm. Ngược lại, khi lãi suất cho vay giảm thì tỷ giá hối đoái giảm.

Thu nhập

Đây là nguyên nhân vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.

  • Khi thu nhập bình quân trong nước tăng, người dân sẽ có xu hướng dùng hàng ngoại nhập, lúc đó sẽ làm nhu cầu ngoại tệ tăng, dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng
  • Khi thu nhập người dân tăng lên sẽ làm mức sống tăng lên, tỷ lệ lạm phát giảm và tăng tỷ lệ hối đoái.

Nợ công

Nợ công là nợ của chính phủ, nợ quốc gia, là tổng khoản tiền mà chính phủ phải đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Nếu một đất nước có nợ công tăng cao, quá khả năng thanh toán sẽ làm đồng tiền mất giá, giảm tỷ giá hối đoái.

Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của quốc gia này tới quốc gia khác, xác định sự dịch chuyển của dòng vốn nước ngoài. Cán cân thanh toán tác động trực tiếp tới tỷ giá hối đoái.

Tình hình chính trị

Nền chính trị ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.

  • Một đất nước ổn định, không chiến tranh sẽ giúp họ an tâm khi rót tiền vào xây dựng, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
  • Nền kinh tế ổn định sẽ có những chính sách phát triển kinh tế, thu hút nhà đầu tư, khuyến khích đổ tiền vào. Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ, làm tỷ giá hối đoái tăng.

Tình hình kinh tế

Sự phát triển của kinh tế một nước sẽ là yếu tố lớn nhất bao gồm những yếu tố trên.

  • Sự điều tiết của Nhà nước trong các chính sách có khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài hay không là rất quan trọng.
  • Chính sách về thuế, lãi suất, quy định xuất nhập khẩu, kiểm soát lạm phát v.v. đều có những tác động tới nền kinh tế.
  • Một đất nước ổn định và một nền kinh tế phát triển luôn là địa điểm lý tưởng để kinh doanh.

Kết luận

Tỷ giá hối đoái là yếu tố then chốt trong nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động kinh tế quốc tế, từ xuất nhập khẩu cho đến đầu tư và chuyển nhượng tiền tệ.

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar