Thâm hụt ngân sách là gì?
  1. Home
  2. Chính sách tài khóa
  3. Thâm hụt ngân sách là gì?
Lê Thu Thảo 16 giờ trước

Thâm hụt ngân sách là gì?

 Thâm hụt ngân sách là một hiện tượng kinh tế phổ biến khi chi tiêu công của chính phủ vượt quá nguồn thu ngân sách trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tài chính. Đây là một vấn đề quan trọng trong chính sách tài khóa, phản ánh khả năng quản lý tài chính quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.

Ví dụ minh họa:

Trong năm nửa đầu năm 2020 ngân sách nhà nước Việt Nam hụt thu đáng kể do dịch bệnh Covid-19.

Phân loại thâm hụt ngân sách

Hai loại thâm hụt chính mà một quốc gia có thể gánh chịu là thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.

  • Thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách xảy ra khi một năm Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách thu được, chẳng hạn như thuế.

Ví dụ :

Nếu một chính phủ đạt doanh thu 10 tỷ đô la trong một năm cụ thể và chi tiêu của họ trong cùng năm là 12 tỷ đô la, thì chính phủ đó đang thâm hụt 2 tỷ đô la. Thâm hụt đó, cộng với những năm trước đó, tạo thành nợ quốc gia của đất nước.

  • Thâm hụt thương mại

Thâm hụt thương mại tồn tại khi giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia vượt quá giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó.

Ví dụ:

Nếu một quốc gia nhập khẩu 3 tỷ đô la hàng hóa nhưng chỉ xuất khẩu trị giá 2 tỷ đô la, thì quốc gia đó nhập siêu 1 tỷ đô la cho năm đó. Trên thực tế, nhiều tiền rời khỏi đất nước hơn là đổ vào, điều này có thể gây ra sự sụt giảm giá trị của đồng tiền cũng như giảm việc làm.

Cách xác định thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách (budget decifit)

BD = G -T

Nếu:

  • BD < 0: Thặng dư ngân sách Nhà nước
  • BD = 0: Ngân sách Nhà nước cân bằng
  • BD > 0: Thâm hụt ngân sách Nhà nước

Trong đó:

BD: thâm hụt ngân sách của chính phủ

T: tổng nguồn thu của chính phủ

G: tổng mức chi tiêu của chính phủ

Tùy vào tình hình kinh tế và các sự kiện khác nhau, thu và chi thực tế có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với dự kiến. Khi lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì chính phủ phải đi vay công chúng để trả cho những khoản nợ của mình.

Những yếu tố nào dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách

Chi tiêu quá mức

Việc chi tiêu quá mức có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Đối với chính phủ có thể là do tăng chi tiêu cho các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng cho kinh tế hoặc để giải quyết nhu cầu cấp bách.

Đối với các công ty việc chi tiêu quá mức cũng thể là do việc phân bố nguồn chi tiêu chưa thực sự hợp lý hoặc là trong giai đoạn phát triển cần đầu tư nhiều hạng mục.

Thu nhập giảm sút

Có rất nhiều yếu tố khiến thu nhập giảm sút như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, chi tiêu tiêu dùng giảm…

Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, rất nhiều quốc gia phải cắt giảm thuế các doanh nghiệp gặp tình trạng khó khăn về tài chính. Điều này, góp phần gây nên thâm hụt ngân sách.

Trong thời kỳ kinh tế đang gặp phải nhiều biến động như hiện nay, người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu, dẫn đến giảm doanh thu bán hàng. Việc giảm chi tiêu tiêu dùng cũng kéo theo nhiều nguồn thu bị giảm đi đáng kể.

Hậu quả của Thâm hụt ngân sách

Nợ công tăng cao

Khi chi tiêu của chính phủ tăng cao mà nguồn thu không được đảm bảo.

  • Nhà nước thường phải đi vay (trong nước hoặc nước ngoài) để chi trả cho phần thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công tăng cao.
  • Nếu vấn đề kéo dài và không có biện pháp kiểm soát, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của quốc gia.

Tăng lãi suất

Chính phủ phải đi vay khiến nợ công tăng lên sẽ kéo theo việc lãi suất cao hơn nhằm bù lại khoản thâm hụt.

  • Gây ảnh hưởng đến với các doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng.
  • Tăng lãi suất có thể khiến tình trạng kinh tế đình trệ, chậm phát triển.

Lạm phát

Budget Deficit cũng là nguyên nhân gây tình trạng lạm phát.

  • Chính phủ giải quyết việc thâm hụt ngân sách bằng cách in thêm tiền dẫn đến giá cả tiêu dùng tăng.
  • Trong khi người dân chưa có thêm tiền hoặc thu nhập khiến nhu cầu của họ giảm vì không đủ tiền cho các nhu cầu.

Ảnh hưởng đến đánh giá tín dụng của quốc gia

Nếu vấn đề về bội chi ngân sách không được kiểm soát kịp thời, nó sẽ làm ảnh hưởng đến đánh giá tín dụng của quốc gia đó.

Bởi Budget Deficit là một trong những yếu tố đánh giá sức khỏe tài chính. Do đó, khả năng nhận đầu tư vào các dự án trong nước từ nước ngoài sẽ giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh kinh tế trong tương lai.

Kết luận

Thâm hụt ngân sách là một phần không thể tách rời trong quản lý tài chính quốc gia, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía chính phủ. Việc sử dụng thâm hụt ngân sách như một công cụ kích thích kinh tế phải đi kèm với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh gây ra những hậu quả tiêu cực dài hạn như nợ công gia tăng hoặc bất ổn tài chính. Một chính sách tài khóa hiệu quả, cân bằng giữa chi tiêu và nguồn thu, sẽ không chỉ giúp quản lý tốt thâm hụt ngân sách mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar