Sale Admin là gì? Cơ hội thăng tiến của Sale Admin.
  1. Home
  2. Chưa phân loại
  3. Sale Admin là gì? Cơ hội thăng tiến của Sale Admin.
Vũ Lê Tuấn 1 tháng trước

Sale Admin là gì? Cơ hội thăng tiến của Sale Admin.

Từ lâu vị trí Sale Admin đã được rất nhiều người quan tâm và luôn lọt trên top tìm kiếm công việc nhiều nhất. Vậy công việc của vị trí Sale Admin là gì, làm Sale Admin có thể thăng tiến lên những vị trí nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Lagiweb nhé!

1. Công việc của vị trí Sale Admin là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Sales Admin (hay còn được biết đến với tên đầy đủ là Sales Administrator) là thư ký phòng kinh doanh hay trợ lý kinh doanh, làm việc dưới sự kiểm soát, điều hành của giám đốc kinh doanh hoặc trưởng phòng. Nhiệm vụ chính của Sales Admin là phối hợp với các bộ phận khác nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, bán hàng được thực hiện và hoàn thành một cách tốt nhất, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty.

Nhìn chung, công việc của sales admin bao gồm:

  • Nhận và xử lý đơn hàng

Sales admin xử lý các đơn đặt hàng đến công ty qua điện thoại, thư từ, e-mail hoặc trang web. Họ cũng xử lý các đơn đặt hàng do nhân viên bán hàng mang về. Họ kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo rằng khách hàng đã nhập chính xác các thông tin chi tiết, chẳng hạn như giá cả, chiết khấu hoặc số lượng sản phẩm. Họ liên hệ với khách hàng để giải quyết bất kỳ thắc mắc nào hoặc lấy bất kỳ thông tin nào còn thiếu, chẳng hạn như kích thước hoặc màu sắc.

  • Tạo và bảo quản các hợp đồng và thỏa thuận mua bán

Không giống như hợp đồng miệng, chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ thể, hợp đồng mua bán quy định rõ ràng các nghĩa vụ và quyền của hợp đồng cũng như các hậu quả kinh tế liên quan đến một thỏa thuận. Nói một cách đơn giản, tài liệu này giúp đảm bảo rằng giao dịch sẽ diễn ra theo cách mà cả hai bên chấp nhận được dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận, cho phép hai bên bảo vệ lợi ích của mình.

  • Nhập đơn hàng

Sales admin nhập chi tiết của đơn đặt hàng vào hệ thống máy tính và chuyển đơn đặt hàng đến bộ phận sản xuất hoặc điều phối, yêu cầu xác nhận tình trạng còn hàng hoặc ngày giao hàng. Trước khi chuyển đơn đặt hàng sang sản xuất hoặc gửi đi, họ có thể phải kiểm tra tình trạng thanh toán hoặc tín dụng của khách hàng hoặc xin xác nhận của người quản lý. Khi đơn đặt hàng hoàn tất, họ liên hệ bộ phận kế toán để chuẩn bị hóa đơn.

  • Tạo hồ sơ khách hàng mới

Sales admin tạo hồ sơ cho khách hàng mới, bao gồm chi tiết liên hệ và tên của người đại diện. Họ cập nhật hồ sơ với các chi tiết của đơn đặt hàng và hóa đơn. Những hồ sơ này cung cấp dữ liệu hữu ích cho các báo cáo bán hàng và lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị và bán hàng trong tương lai.

  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng

Sales admin hỗ trợ cho nhân viên bán hàng khi họ vắng mặt tại văn phòng. Họ nhận cuộc gọi hoặc e-mail từ khách hàng và thông báo cho nhân viên bán hàng về bất kỳ vấn đề khẩn cấp nào. Họ cũng có thể chuyển bất kỳ câu hỏi kỹ thuật nào từ nhân viên bán hàng hoặc khách hàng đến các bộ phận thích hợp. Họ sẽ cập nhật về tình trạng đơn đặt hàng hoặc giao hàng cho nhân viên bán hàng. Sự hỗ trợ này giúp nhóm bán hàng làm việc hiệu quả hơn và tập trung vào việc giao dịch với khách hàng.

  • Theo dõi doanh số

Sales admin ghi nhận doanh số bán hàng và so sánh chúng với các chỉ tiêu để giúp người quản lý bán hàng theo dõi tiến độ của nhóm. Họ cũng ghi lại và xử lý các chi phí của nhân viên bán hàng, chẳng hạn như nhiên liệu hoặc chỗ ở khách sạn và chuẩn bị các giấy tờ làm việc với kế toán.

Là một sales admin, bạn có thể làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp đó là một văn phòng bán hàng nhỏ. Trong một doanh nghiệp lớn, bạn có thể làm việc trong một nhóm.

2. Mức lương của Sale Admin.

Thu nhập hàng tháng của người sale admin bao gồm mức lương cố định và tiền thưởng tùy thuộc vào kết quả công việc. Theo thống kê của JobsGO, Sale Admin có mức lương từ 7-10 triệu / tháng, tùy vào năng lực của mỗi người và khối lượng công việc của mỗi công ty khác nhau.

Ngoài ra, ở một số công ty, Sale Admin có một số khoản hoa hồng theo doanh số. Nói chung, đối với Sale Admin, hoa hồng đôi khi tệ hơn nhiều so với mức lương nặng. Mức lương của Giám đốc bán hàng tại Hà Nội dao động trong khoảng 7 – 22,5 triệu đồng / tháng, và tại Thành phố Hồ Chí Minh là từ 6 – 20,3 triệu đồng / tháng.

3. Cơ hội thăng tiến của Sales Admin

Là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nên lộ trình thăng tiến của Sales Admin rất rộng mở. Cụ thể:

  • Sau 1- 3 năm tích lũy kinh nghiệm: Sales Admin có thể được cất nhắc lên vị trí Sales Supervisor hay Giám sát bán hàng. Lúc này, họ sẽ đảm nhiệm các công việc như xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo độ bao phủ, cung ứng, doanh số và đào tạo đội ngũ nhân viên. Mức lương cứng của Giám sát bán hàng theo Báo cáo Tuyển dụng 2024 của TopCV là từ 10 – 20 triệu/tháng, chưa bao gồm thưởng và khoản hoa hồng.
  • Từ sau khoảng 3 đến 5 năm, nếu được cất nhắc, ứng viên có thể tiếp tục tiến đến vị trí Sales Admin Manager. Lúc này, họ sẽ phụ trách chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của nhóm và nhân viên trong bộ phận Sales Admin. Hỗ trợ quản lý khu vực hay tham gia tư vấn, hỗ trợ giám đốc kinh doanh trong việc phát triển sản phẩm. Mức lương Sales Admin Manager có thể lên tới 20 – 35 triệu/tháng.
  • Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm cho thành công của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Vị trí này yêu cầu tuyển dụng khắt khe về nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Thâm niên yêu cầu từ 7 – 10 năm hoặc hơn với mức lương có thể từ 30 – 48 triệu đồng/tháng (theo Báo cáo tuyển dụng 2024 của TopCV)

Bí quyết trở thành Sales Admin – Cách thăng tiến nhanh

Hiện nay, nghề Sales Admin tuyển dụng rộng rãi. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong nghề; các bạn trẻ cũng cần nắm cho mình số kinh nghiệm cần thiết để sớm tiến đến vị trí mơ ước:

  • Sales Admin không phải chịu áp lực doanh số nặng nề như nhân viên sale. Dù vậy, Sales Admin cần xây dựng cho mình lý tưởng hướng tới mục tiêu tăng trưởng chứ không chỉ đơn giản đủ KPI là xong.
  • Công việc Sales Admin thường xuyên phải di chuyển để bao quát toàn bộ công việc. Vị trí này còn làm việc liên tục với con số nên hãy giữ tinh thần tỉnh táo, sáng suốt, đảm bảo sự tỉ mỉ để tránh sai sót về số liệu.
  • Công việc chủ yếu làm việc với khách hàng nên hãy luôn tôn trọng và lắng nghe họ. Không đổ lỗi, trách móc hay thể hiện sự tức giận với khách hàng. Hãy luôn cười, nói lời cảm ơn. Sự ân cần là chìa khóa quan trọng nhất.
  • Tập trung xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nội bộ công ty, khách hàng. Luôn tôn trọng đồng nghiệp, duy trì mối quan hệ gắn kết với khách hàng sẽ giúp Sales Admin giảm bớt áp lực công việc.

Trên đây là những thông tin về nghề nghiệp Sales Admin là gì, mức lương cũng như bí quyết để phát triển nghề nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về công việc Sales Admin.

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar