Rủi ro trong đầu tư là gì?
Trong bất kỳ hình thức đầu tư nào, rủi ro luôn là yếu tố không thể tránh khỏi. Đây chính là “mặt trái” song hành với lợi nhuận, mà mọi nhà đầu tư cần nhận diện và hiểu rõ trước khi đưa ra quyết định. Nhưng rủi ro trong đầu tư thực chất là gì? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Rủi ro trong đầu tư là gì?
Rủi ro trong đầu tư là việc xảy ra trong tương lai không theo mong muốn của nhà đầu tư và gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư.
Rủi ro là một phần trong đầu tư và việc hiểu rõ rủi ro là điều rất quan trọng cho Nhà đầu tư để có thể nắm được tinh thần và có được hướng đi đúng đắn hơn. Do đó, nhà đầu tư nên cần phải nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện các quyết định đầu tư.
Ví dụ minh họa:
Bạn đầu tư 100 triệu VNĐ vào cổ phiếu của một công ty công nghệ, kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ. Sự kiện xảy ra: ” Tăng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương” khiến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường giảm mạnh.
Giá cổ phiếu không chỉ của công ty bạn đầu tư, mà cả thị trường chứng khoán đồng loạt giảm mạnh.
Giá cổ phiếu bạn đầu tư giảm 30%, giá trị tài khoản của bạn mất 30 triệu VNĐ.
Các rủi ro đầu tư phổ biến thường gặp
- Rủi ro biến động thị trường
Đây là loại rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết những nhà đầu tư và cũng là rủi ro khó có thể kiểm soát nhất. Vì môi trường đầu tư luôn biến đổi thất thường và nếu thiếu đi sự tính toán thì nhà đầu tư có thể mất tiền vĩnh viễn hoặc là chỉ mất tiền tạm thời.
- Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát thường sẽ xuất hiện khi mà sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu. Khi nói đến lạm phát thì nhà đầu tư nào cũng sẽ bị ảnh hưởng. Giá của những gì mọi người mua sẽ theo chiều hướng đắt lên và nhà đầu tư không thể chạy trốn, nhưng họ cũng có thể thực hiện được các chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát.
- Rủi ro lỗi thời
Lỗi thời là rủi ro kinh doanh khi mà một doanh nghiệp, nhà đầu tư không có sự đổi mới và cải tiến. Do đó, doanh nghiệp nên cần phải luôn sáng tạo trong việc đầu tư, giữ lại những gì còn phù hợp và tiếp nhận những chiến lược hiện đại để giúp thúc đẩy lợi nhuận tăng cao.
Cách giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính.
Thay đổi tâm thế:
Rủi ro trong đầu tư không chỉ là thách thức mà nó cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên để rủi ro không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính cá nhân, chúng ta cần biết cách để vượt qua chúng.
Tính xa để luôn chủ động trước mọi rủi ro trong đầu tư
Xác định khả năng chịu rủi ro của bản thân
Mức độ chấp nhận rủi ro (risk tolerance) là thước đo để nhà đầu tư đánh giá giới hạn chịu lỗ của mình, từ đó hạn chế các quyết định sai lầm khi đầu tư.
Thông thường, mức độ chịu rủi ro của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, tài sản, thói quen chi tiêu… và được chia làm 3 nhóm:
- Mức độ chịu rủi ro cao: tương ứng với nhà đầu tư chuyên nghiệp, am hiểu rất rõ về thị trường đầu tư.
- Mức độ chịu rủi ro trung bình: thường ở nhà đầu tư tiết chế với kế hoạch đầu tư trung hạn.
- Mức độ chịu rủi ro thấp: phù hợp với người thích đầu tư an toàn, lập danh mục đầu tư ít hoặc hầu như không có biến động.
Hiểu rõ lợi nhuận và rủi ro các kênh đầu tư
Tương ứng với những hình thức đầu tư khác nhau sẽ có lợi nhuận và rủi ro khác nhau, bạn cần tìm hiểu kỹ:
Đầu tư vàng: Tuy dễ mua bán, thanh khoản cao, nhưng rủi ro giá vàng biến động thất thường.
Gửi tiết kiệm: An toàn, sinh lời cố định, tuy nhiên có thể đối mặt với rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá.
Bất động sản: Mức sinh lời cao, nhưng cần vốn đầu tư lớn. Đặc biệt lưu ý rủi ro trong đầu tư bất động sản là vấn đề pháp lý, rủi ro về không gian (phong thủy, hạ tầng), xung đột về giá cả.
Chứng khoán: Không cần nhiều vốn, lợi nhuận cao, đầu tư linh hoạt nhưng gặp rủi ro hệ thống (liên quan kinh tế – chính trị, biến động lãi suất, tỷ giá…) hoặc rủi ro cụ thể (doanh nghiệp không tăng trưởng lợi nhuận, giá cổ phiếu giảm sút…).
Đầu tư bảo hiểm: Kết hợp giữa bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư, đồng thời chủ động kiểm soát rủi ro đầu tư rõ ràng.