Rủi ro phi hệ thống là gì?
Rủi ro phi hệ thống là một khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính, thường liên quan đến những rủi ro cụ thể của từng doanh nghiệp, ngành nghề hoặc dự án đầu tư. Không giống như rủi ro hệ thống, loại rủi ro này có thể được kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả thông qua đa dạng hóa. Vậy rủi ro phi hệ thống thực sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Rủi ro phi hệ thống là gì?
Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) là loại rủi ro đặc thù liên quan đến một tổ chức, ngành nghề hoặc dự án cụ thể, thay vì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính hoặc kinh tế.
Ví dụ minh họa:
Bạn đầu tư vào cổ phiếu của công ty XYZ, một công ty sản xuất điện thoại di động, với kỳ vọng rằng công ty này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sản phẩm mới sắp ra mắt.
Diễn biến:
Công ty XYZ gặp phải một sự cố lớn khi phát hiện ra sản phẩm mới có lỗi nghiêm trọng về phần mềm, dẫn đến việc thu hồi sản phẩm và mất lòng tin từ người tiêu dùng. Dẫn đến giá cổ phiếu của công ty XYZ giảm mạnh.
Kết quả:
Giá trị cổ phiếu của bạn giảm mạnh do các vấn đề cụ thể của công ty XYZ, mặc dù thị trường chứng khoán nói chung không bị ảnh hưởng. Bạn mất một phần lớn giá trị đầu tư vào công ty này.
Đặc điểm chính của rủi ro phi hệ thống
Đa dạng danh mục: có thể áp dụng cho nhiều dạng kinh doanh cùng 1 lúc để làm giảm thiểu hậu quả rủi ro gây ra.
Tính cục bộ: Rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, tổ chức, hoặc ngành nghề cụ thể.
Ví dụ: Một công ty gặp khó khăn về tài chính do sai lầm trong quản lý, mà không ảnh hưởng đến toàn ngành.
Không liên quan đến thị trường chung: Loại rủi ro này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, hoặc suy thoái kinh tế.
Các loại rủi ro phổ biến
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn phát sinh do tính chất của hoạt động kinh doanh mà công ty bạn đang đầu tư tham gia.
Cả các vấn đề bên trong và bên ngoài đều có thể gây ra rủi ro kinh doanh. Rủi ro nội bộ gắn liền với hiệu quả hoạt động, thách thức từ đối thủ cạnh tranh, rắc rối pháp lý và danh tiếng bị tổn hại đều là rủi ro kinh doanh mà công ty có thể gặp phải. Tất cả những điều này đều là những rủi ro cụ thể vì chúng tác động tiêu cực đến từng công ty hoặc lĩnh vực riêng lẻ.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp tham gia phát triển các loại thuốc mới sẽ phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cao hơn so với một công ty cung cấp dịch vụ tiện ích.
Rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc vốn của một công ty.
Một doanh nghiệp cần có mức nợ và vốn chủ sở hữu tối ưu để tiếp tục phát triển và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình.
Cơ cấu vốn yếu có thể dẫn đến thu nhập và dòng tiền không nhất quán, khiến công ty không thể giao dịch.
Việc hoàn trả gốc và lãi bắt buộc tạo ra nghĩa vụ đối với công ty sẽ làm giảm thu nhập ròng của công ty. Nếu một công ty không thể hoàn trả nghĩa vụ đó, nó có thể bị phá sản. Các công ty vay tiền cũng thường phải chịu những hạn chế bổ sung như một điều kiện của khoản vay, chẳng hạn như cung cấp tài sản thế chấp hoặc giới hạn về cổ tức.
Rủi ro hoạt động
- Rủi ro hoạt động có thể xuất phát từ các sự kiện không lường trước được hoặc do sơ suất.
- Rủi ro hoạt động gắn liền với hoạt động và khả năng xảy ra sai sót của các hệ thống hoặc chính sách
Ví dụ:
Sự cố trong chuỗi cung ứng hoặc lỗi nghiêm trọng bị bỏ qua trong quá trình sản xuất.
Vi phạm an ninh có thể làm lộ thông tin bí mật về khách hàng hoặc các loại dữ liệu độc quyền quan trọng khác.
Rủi ro chiến lược
Rủi ro chiến lược có thể xảy ra nếu một doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ của công ty hoặc đối tác làm ăn không phát triển làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai của họ.
Rủi ro pháp lý và quy định
Rủi ro pháp lý và quy định là rủi ro mà một sự thay đổi về luật hoặc quy định sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể làm tăng chi phí hoạt động hoặc gây ra các rào cản pháp lý. Những thay đổi pháp lý hoặc quy định mạnh mẽ hơn thậm chí có thể ngăn cản một doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn.
Ý nghĩa của rủi ro phi hệ thống
Việc xác định được rủi ro phi hệ thống sẽ mang lại nhiều sáng kiến đổi mới và giải pháp hạn chế khả năng rủi ro gây ra.
Ban quản trị công ty sẽ rà soát lại toàn bộ công ty, từng phòng ban để tối thiểu hóa những rủi ro trong nội bộ gây ra.
Đa dạng danh mục để giảm mức rủi ro về tháp nhất.
Sự khác biệt giữa rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
Rủi ro hệ thống | Rủi ro phi hệ thống | |
Mức độ ảnh hưởng | Ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán của toàn bộ thị trường chung hoặc một phân khúc thị trường | Chỉ tác động đến một bộ phận doanh nghiệp hoặc một ngành đặc thù. |
Khả năng kiểm soát | Ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp | Vấn đề nội bộ nên doanh nghiệp có thể kiểm soát và xử lý kịp thời. |
Nguyên nhân phát sinh | Do các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài tác động vào thị trường. | Yếu tố kinh tế vi mô như nội bộ công ty hoặc đặc thù ngành phát sinh rủi ro. |
Phương án tránh rủi ro | Để tránh rủi ro này thì nhà đầu tư có thể phân bố tài sản vào nhiều kênh đầu tư khác nhau bên cạnh chứng khoán. | Với vấn đề phi hệ thống thì có thể tránh được nhờ chiến lược đa dạng hóa các danh mục đầu tư. |