Ngành thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.
Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Mặc dù từ giữa năm 2022, kinh tế nước ta rơi vào khó khăn kéo dài, nhưng 3 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%. Điều này cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Hãy cùng Lagiweb tìm hiểu rõ hơn về ngành học này nhé!
1. Ngành thương mại điện tử là gì?
Ngành thương mại điện tử là ngành học đào tạo sinh viên sử dụng các công cụ hiện có trên internet để xây dựng – thực hiện các kế hoạch và hoạt động kinh doanh, đem lại doanh thu tối ưu cho doanh nghiệp và người kinh doanh. Các phương thức kinh doanh hiện nay: website, sàn Thương mại trung gian (Tiki, Lazada, Shopee, Amazon, Facebook, Instagram, Tiktok, zalo … Sinh viên Thương mại điện tử được trang bị nhóm kiến thức sau:
- Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp
- Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh TMĐT trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android)
- Tiếp thị trực tuyến , tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube.
- Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,…
- Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.
Sinh viên theo học ngành thương mại điện tử, sẽ được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh, các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử… Đặc biệt các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ kí số trong quản trị mạng là những kiến thức quan trọng sinh viên học Thương mại điện tử cần tích lũy.
2. Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử.
Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử rất cao. Dự báo thương mại điện tử sẽ cần một lượng lớn nhân lực trong tương lai. Các bạn sinh viên với mong muốn theo đuổi ngành này cần đảm bảo thế mạnh về kiến thức và kỹ năng liên quan về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…Các công việc của ngành này có thể kể đến:
- Nhân viên kinh doanh online
- Nhân viên Content Marketing
- Content Creator
- Nhân viên SEO
- Kỹ thuật viên Facebook Ads, Google Ads,…
- Chuyên viên marketing online
- Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại các công ty. Và có cơ hội thăng tiến thành Giám đốc E- Marketing, Giám đốc thông tin (CIO).
- Chuyên viên phân tích hoạt động kinh doanh trực tuyến
- Chuyên viên quản lý sàn thương mại điện tử
- Chuyên gia phát triển ứng dụng mobile (Mobile Developer)
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Tư vấn viên cho các doanh nghiệp tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án CNTT liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học & ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.
- Giảng viên của ngành Thương mại điện tử tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp,… tại TP HCM
Các bộ phận làm việc trong ngành thương mại điện tử bao gồm: Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại; Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại; Viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến CNTT….
3. Mức lương ngành thương mại điện tử
- Lương khởi điểm
Tại Việt Nam, lương khởi điểm của ngành thương mại điện tử (TMĐT) là 6-8 triệu đồng/tháng, có nhỉnh hơn đại đa số các công việc khác.
- Lương theo năm kinh nghiệm
Là một ngành có mức độ tăng trưởng nhanh, luôn đổi mới sáng tạo và yêu cầu nguồn nhân sự chất lượng cao, thu nhập của người lao động luôn nằm trong mức khả quan. Khi đã có kinh nghiệm tích lũy, việc thăng chức và tăng lương không còn quá khó khăn. Cụ thể:
- 2 – 3 năm kinh nghiệm: khoảng 7 – 10 triệu/tháng
- Trên 5 năm kinh nghiệm: từ 12 – 15 triệu/tháng
Con số này thay đổi theo vị trí và nhiệm vụ cụ thể mà bạn đảm nhận.
Lương một số vị trí trong ngành thương mại điện tử
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC | KINH NGHIỆM (NĂM) | MỨC LƯƠNG (TRIỆU ĐỒNG/THÁNG) |
Chuyên viên kinh doanh kênh Thương mại điện tử | 1 – 2 | 8 – 10 |
Chuyên viên dịch vụ khách hàng | 1 – 2 | 7 – 9 |
Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng | 1 – 2 | 8 – 10 |
Chuyên viên Quản lý phát triển tài khoản | 1 – 2 | 6 – 8 |
Nhân viên phát triển ngành hàng | 1 | 7 – 8 |
Chuyên viên Marketing Online | 1 – 2 | 10 – 12 |
Chuyên viên Google Ads | 2 – 3 | 12 – 15 |
Chuyên viên SEO Marketing | 3 | 10 – 12 |
Chuyên viên quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến | 3 | 14 – 16 |
Chuyên viên phân tích và xử lý dữ liệu | 1 – 2 | 10 – 12 |
Chuyên viên lập trình phát triển website Thương mại điện tử | 3 – 5 | 14 – 16 |
Graphic & UI Designer Thương mại điện tử | 2 – 3 | 10 – 12 |
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT | 3 | 15 – 17 |
Chuyên viên quản lý đối tác Thương mại điện tử | 2 – 3 | 12 – 15 |
Chuyên viên Quản lý chuỗi cung ứng | 2 – 3 | 12 – 15 |
Nhân viên điều phối giao nhận | 1 – 2 | 7 – 9 |
Nhân viên phân loại hàng hoá | 1 – 2 | 7 – 8 |
Nhân viên phụ trách kho hàng | 2 | 8 – 10 |
Nhân viên Hậu mãi – Xử lý RMA | 1 – 2 | 7 – 9 |
Nhân viên Hậu mãi – Xử lý hàng huỷ | 1 – 2 | 7 – 9 |
Kiểm soát chất lượng – Quản lý 3PLs | 2 – 3 | 8 – 10 |
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu | 1 – 2 | 7 – 9 |
Quản lý trung tâm điều phối | 2 – 4 | 12 – 15 |
Trưởng nhóm Thương mại điện tử | 3 – 5 | 15 – 20 |
Trưởng phòng Thương mại điện tử | 3 – 5 | 20 – 30 |
Quản lý phát triển dự án Thương mại điện tử | 2 – 3 | 15 – 17 |
Quản lý dự án Logistics | 3 | 15 – 17 |
Trên đây là bài viết phân tích khách quan nhất về ngành thương mại điện tử và cơ hội việc làm của ngành thương mại điện tử mà bạn có thể tham khảo, hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai, Hẹn gặp lại các bạn trong các bài phân tích ngành nghề tiếp theo!