Ngành phân tích dữ liệu là gì?Top 7 trường đạo tạo ngành Phân tích dữ liệu.
  1. Home
  2. Hành trang nghề nghiệp
  3. Ngành phân tích dữ liệu là gì?Top 7 trường đạo tạo ngành Phân tích dữ liệu.
Vũ Lê Tuấn 2 tháng trước

Ngành phân tích dữ liệu là gì?Top 7 trường đạo tạo ngành Phân tích dữ liệu.

Ngành Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là sự lựa chọn cho những ai đam mê thu thập, khai thác và xử lý các bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Cùng Lagiweb tìm hiểu về kiến thức cơ bản và cơ hội việc làm trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu qua bài viết sau!

1. Ngành phân tích dữ liệu là gì

Ngành phân tích dữ liệu (ngành data analyst) là lĩnh vực chuyên sâu trong công nghệ thông tin. Nhiệm vụ chính của ngành này là phân tích dữ liệu thô để trích xuất thông tin quan trọng. Phân tích dữ liệu giúp các chuyên gia tìm ra xu hướng và thông tin ẩn trong dữ liệu mà không thể nhìn thấy nếu không sử dụng kỹ thuật hay công cụ phân tích.

Ngành data analyst đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, y tế, tài chính, marketing. Ngày nay, phân tích dữ liệu không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là lĩnh vực quan trọng giúp:

  • Cải thiện thông tin chuyên sâu về hành vi của khách hàng.
  • Cung cấp thông tin quan trọng cho các chiến dịch tiếp thị, tối ưu
  • hóa chiến lược tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động trong quá trình sản xuất và quản
    lý sản phẩm.
  • Hỗ trợ quá trình điều chỉnh quy mô hoạt động dữ liệu.

2. Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thi khối nào?

Các khối thi tuyển sinh ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu thường là khối A00, A01, D01 và D07, trong đó tổ hợp môn theo khối thi chi tiết như sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng anh

3. Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học ở trường nào tốt nhất?

Ngành data analyst đang được đào tạo tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Chuyên ngành đào tạo chính của lĩnh vực này là ngành khoa học máy tính. Một số trường học mạnh về phân tích dữ liệu bao gồm:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội: Ngành khoa học máy tính, chuyên ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
  • Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngành khoa học máy tính, chuyên ngành khoa học dữ liệu.
  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành khoa học máy tính, chuyên ngành khoa học dữ liệu.
  • Đại học Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành khoa học máy tính, chuyên ngành khoa học dữ liệu.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân: Ngành khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh (DSEB).
  • Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngành khoa học dữ liệu.
  • Đại học Khoa học & Công nghệ Hà Nội: Ngành khoa học dữ liệu.

4. Ngành phân tích dữ liệu phù hợp với ai?

Việc chọn nghề mình thích đế sống và làm việc với đam mê thì tố chất riêng của mỗi người có phù hợp với ngành mình chọn theo học không cũng là một điều rất quan trọng. các chuyên gia phân tích dữ liệu thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:

  • Khả năng logic tốt và tư duy theo hệ thống: Có rất nhiều người rất giỏi Toán hay Lập trình nhưng nếu vậy vẫn chưa đủ để phân tích kết quả cuối cùng sau khi dọn dẹp dữ liệu. Sinh viên cần biết so sánh, đối chiếu, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống. Nhưng bạn đừng lo lắng, kỹ năng này có thể được tôi luyện qua công việc thực tế. Điều bạn cần là xác định yếu tố quan trọng này và tập trung rèn luyện nó.
  • Không ngại tìm tòi, đặt câu hỏi khó: Để đưa ra một báo cáo hay thông tin có ích từ bảng dữ liệu, bạn phải luôn đặt ra những câu hỏi như mục đích của nó là gì, phương pháp thu thập dữ liệu có lỗ hổng gì, điểm hạn chế của bộ dữ liệu là gì,… Để phân tích dữ liệu tốt, bạn không chỉ cứ dập công thức là ra kết quả mà phải biết được lịch sử của từng bộ dữ liệu và hoàn cảnh của từng dự án. Vì vậy, một kỹ năng không thể thiếu là đam mê tìm tòi, khám phá, không ngại đặt câu hỏi lật lại vấn đề để có thể cho ra đời bộ dữ liệu tốt hơn, giúp cho quá trình phân tích dữ liệu sau này được hiệu quả hơn
  • Sự kiên trì và cẩn thận: ​Đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu, sự kiên trì và cẩn thận trong công việc chính là hai tố chất không thể thiếu. Một trong những yêu cầu ghi ở thông báo tuyển dụng cho nhiều vị trí Chuyên gia phân tích dữ liệu là ứng viên cần phải chú ý đến tiểu tiết (Demonstrate an eye for detail). Để làm được công việc phân tích dữ liệu, bạn cần luyện tập cho mình khả năng tập trung cao độ để có thể nghiên cứu và phân tích nhiều số liệu một lúc, cũng như cẩn thận trong từng lệnh hay dòng code mà bạn viết ra bởi chỉ cần thiếu một dấu ngoặc hay dấu cách nhỏ, dòng code của bạn cũng có thể bị sai. Đôi khi, công việc này có nhiều thứ vô cùng tiểu tiết và mất thời gian, nhất là khi phải “dọn dẹp” (data cleaning/wrangling) thì mới có được một bộ dữ liệu hoàn chỉnh nên bạn cũng cần kiên trì và chịu áp lực tốt

5. Ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? Công việc ra sao?

Chọn ngành theo học là một trong những bước chuẩn bị nền tảng cho tương lai của mình. Nhiều học sinh sẽ có thắc mắc học Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? dưới đây là một số công việc trong lĩnh vực này:

Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Chuyên gia phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm phân tích và tìm hiểu dữ liệu, từ đó có thể đưa ra thông tin hữu ích về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Các công việc cụ thể của chuyên gia phân tích dữ liệu bao gồm:

  • Đánh giá hiệu quả và độ chính xác của các bảng dữ liệu trong hệ thống phân tán.
  • Kiểm soát dữ liệu của tổ chức, giúp các bên liên quan hiểu và sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh.
  • Làm việc với các thành viên khác (Kỹ sư dữ liệu, Nhà phân tích kinh doanh) để triển khai, tích hợp và tối ưu hóa hệ thống hiện có của chúng tôi.
  • Hỗ trợ Nhà phân tích kinh doanh bằng cách chuẩn bị các bảng dữ liệu phức tạp/đặc biệt theo yêu cầu.
  • Phân tích các tập dữ liệu rộng lớn và cung cấp những hiểu biết hữu ích để giải quyết các vấn đề kinh doanh quan trọng.
Businessman looking through papers by workplace and analyzing statistics

Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)

Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist) sẽ phân tích và xử lý dữ liệu lớn để hỗ trợ quyết định chiến lược cho doanh nghiệp. Ví dụ phát triển mô hình dự đoán rủi ro tín dụng trong ngân hàng để hỗ trợ quyết định cho vay. Kỹ sư khoa học dữ liệu chịu trách nhiệm những công việc sau:

  • Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán dựa trên kho dữ liệu của tập đoàn.
  • Nghiên cứu, thiết kế, cài đặt các thuật toán, mô hình học máy.
  • Thiết kế, triển khai các thuật toán, mô hình học máy để giải quyết các bài toán, yêu cầu đề ra.
  • Tối ưu, cải thiện các giải pháp đã được triển khai.
  • Hợp tác với các nhóm khác để tích hợp giải pháp.

Data Scientist là công việc phổ biến trong ngành công nghệ và tài chính. Bên cạnh đó, các phân tích của kỹ sư khoa học dữ liệu cũng được áp dụng trong tài chính, y tế, công nghệ thông tin,… Kỹ sư khoa học dữ liệu cần có bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính, thống kê hoặc các ngành có liên quan. Cùng với đó, Data Scientist cần có kiến thức và kỹ năng về khoa học dữ liệu, machine learning và phân tích, giải quyết vấn đề.

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu. Một Data Engineer cần có kiến thức sâu về cơ sở dữ liệu, lập trình và hiểu biết vững về hệ thống dữ liệu. Công việc cụ thể của kỹ sư dữ liệu bao gồm:

  • Xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu tập trung. Data Warehouse, Data Lake
  • Xây dựng các pipeline dữ liệu để tự động hóa quy trình thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu.
  • Giám sát và tối ưu hóa các thành phần hệ thống dữ liệu để đáp ứng về dung lượng và tốc độ.
  • Thiết kế, đề xuất mô hình kiến trúc dữ liệu tại doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ nhóm phân tích dữ liệu trong việc truy xuất dữ liệu và hiểu rõ cấu trúc dữ liệu.
  • Áp dụng các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Data Engineer là công việc được đánh giá cao trên thị trường hiện nay vì yêu cầu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Cụ thể kỹ sư dữ liệu sẽ làm cho các mảng về công nghiệp, tài chính và marketing. Ví dụ, Data Engineer tham gia vào việc xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu cho một doanh nghiệp bán lẻ để quản lý thông tin khách hàng.

Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst)

Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst) tập trung vào việc sử dụng số liệu và các phương pháp định lượng. Từ đó, Quantitative Analysis sẽ phân tích và dự đoán thông tin trong ngành cho doanh nghiệp. Chuyên gia phân tích định lượng có những nhiệm vụ bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, backtest chiến lược giao dịch theo yêu cầu của team leader.
  • Chịu trách nhiệm thực thi chiến lược giao dịch cổ phiếu niêm yết và chứng khoán phái sinh theo định hướng VNDIRECT từng thời kỳ (hạn mức và chỉ tiêu lợi nhuận do Team leader và Giám đốc Khối IMS phân bổ).
  • Lập báo cáo giao dịch hàng ngày bao gồm: kết quả giao dịch hàng ngày, thống kê thị trường hàng ngày, cập nhật tin tức quan trọng trong ngày hoặc trong tuần.
  • Phối hợp với các phòng ban khác khi có công việc phát sinh.

Quantitative Analyst phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh, đặc biệt là trong các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Chuyên gia phân tích định lượng thường phân tích số liệu tài chính để dự đoán xu hướng thị trường. Chính vì thế, một doanh nghiệp cần có đội ngũ Quantitative Analyst để đầu tư tài chính thông minh và hiệu quả.

6. Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành/chuyên ngành này được đánh giá có mức khởi điểm khá cao trong thị trường lao động hiện nay . Mức lương trung bình: Khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với những người đã có kinh nghiệm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngành phân tích dữ liệu (ngành data analyst) để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

4 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar