Lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu (Discount Rate) là một khái niệm quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của nó. Đây không chỉ là một công cụ quan trọng để đánh giá giá trị của dòng tiền trong tương lai mà còn là yếu tố cốt lõi trong các quyết định đầu tư và quản lý tài chính. Vậy lãi suất chiết khấu thực chất là gì? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.
Cụ thể bạn có thể hiểu đó là mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên đối tượng cho vay là các NHTM. Khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn thì lúc đó ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.
Lãi chiết khấu là một công cụ trong chính sách tiền tệ. Nó là căn cứ quan trọng với cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
Đặc điểm của lãi suất chiết khấu
- Khả năng linh hoạt
- Hỗ trợ tài chính ngắn hạn
- Dễ dàng để tính toán
- Thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất cơ bản
Công thức tính lãi suất chiết khấu chính xác nhất
Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng:
- Chi phí huy động vốn (funding cost)
- Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC)
Chi phí huy động vốn
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.
Trung bình trọng số chi phí vốn
WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
- Vay thương mại => chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất
- Vốn góp cổ đông => chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.
WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
E: giá thị trường cổ phần của công ty
D: giá thị trường nợ của công ty
TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
re = [Div0(1+g)/P0] + g
Trong đó:
P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
Tác động của lãi suất chiết khấu đến hệ thống ngân hàng
Tác động của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng thương mại
- Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ các ngân hàng. Nó là căn cứ giúp các ngân hàng thương mại quyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ.
- Cụ thể các ngân hàng thương mại luôn so sánh lãi chiết khấu với lãi thị trường.
- Nếu Lãi chiết khấu cao hơn thì ngân hàng sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp. Đặc biệt ngân hàng còn có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền.
- Ngược lại nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn thì ngân hàng sẽ có thể thoải mái cho vay. Chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu là được. Mức lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không gây ra những rủi ro.
Tác động của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng Trung ương
Lãi chiết khấu chính là công cụ đắc lực của ngân hàng nhà nước. NHTW sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền.
Theo đó nếu ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi cho vay, ngược lại cho ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi chiết khấu.
Đơn giản bởi khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
Lạm phát
Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu. Khi mức lạm phát tăng, thì giá trị tiền tệ giảm và lãi suất chiết khấu cũng sẽ tăng lên. Điều này là do khi mức lạm phát tăng, người ta sẽ muốn đầu tư vào những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao để bảo vệ giá trị tiền tệ của mình, dẫn đến nhu cầu tăng và lãi suất chiết khấu tăng.
Lượng cung và cầu trên thị trường
Lượng cung và cầu trên thị trường cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu.
- Nếu cung vốn tăng thì lãi suất chiết khấu sẽ giảm do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn.
- Nếu cung vốn giảm thì lãi suất chiết khấu sẽ tăng do sự khan hiếm vốn và ngân hàng cần phải trả lãi suất cao hơn để huy động được vốn.
Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của nhà nước cũng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu.
- Nếu nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ lỏng, thì lãi suất chiết khấu sẽ giảm do ngân hàng dễ dàng huy động vốn với lãi suất thấp.
- Ngược lại, nếu nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ khắt khe, thì lãi suất chiết khấu sẽ tăng lên do sự khan hiếm vốn.
Rủi ro kỳ hạn tín dụng
Rủi ro kỳ hạn tín dụng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu.
- Nếu rủi ro kỳ hạn tín dụng tăng, thì ngân hàng sẽ tăng lãi suất chiết khấu để bù đắp cho nguy cơ mất vốn.
- Rủi ro kỳ hạn tín dụng giảm, thì ngân hàng có thể giảm lãi suất chiết khấu để thu hút khách hàng và huy động vốn.
Kết luận
Lãi suất chiết khấu không chỉ là một con số mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính đưa ra những quyết định sáng suốt. Hiểu rõ cách hoạt động và ứng dụng của nó sẽ mang lại lợi thế lớn trong việc quản lý tài chính và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.