Khi nào nên cai sữa cho bé?
  1. Home
  2. Hành trang làm bố mẹ
  3. Khi nào nên cai sữa cho bé?
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Tất cả các bà mẹ sinh con, đều sẽ đến giai đoạn cai sữa thích hợp cho cả mẹ và con. Nếu ai đó nói bạn, qua 6 tháng cai sữa đi, 1 tuổi cai sữa đi, đợi 2 năm hãy cai sữa. Không có một con số ” khẳng định” nào về ” độ tuổi cai sữa. Vì thực tế, cai sữa tùy vào từng hoàn cảnh và điều kiện gia đình mỗi người.

Cai sữa là gì?

Cai sữa chính là việc dừng sữa cho con. Nhưng được định nghĩa đúng cho nhóm đối tượng ” nuôi con sữa mẹ”.

Một em bé ăn sữa công thức chủ yếu hoặc hoàn toàn thì không cần phải cai sữa. Vì sữa mẹ không phải là thức ăn chính.

Việc ai đó bắt “dừng ăn đột ngột” liệu có dễ chấp nhận cho một đứa trẻ không?

Sẽ khó để bạn chấp nhận, khi bạn rất yêu thích một món ăn nào đó. Nhưng rồi một ngày, có ai đó nói với bạn rằng” từ nay sẽ không bao giờ cho ăn món đứa nữa”. Chuyện gì sẽ xảy ra với cảm xúc của chính bạn: buồn không, giận không, stress không?… Câu trả lời ai cũng biết chính là ” Có”

Việc cho con ăn sữa mẹ bằng cách hút sữa hay bú trực tiếp cũng vậy. Con bạn sẽ STRESS đấy, nhưng con không biết nói mà chỉ thể hiện bằng các tín hiệu ” khóc, quấy” mà thôi. Đi sâu vào tâm lý thì sẽ ảnh hưởng nhé. Lát nữa Lagiweb sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn này.

Sự thật là:

Việc cai sữa cần phải cân nhắc thật kỹ, tránh việc cắt đứt một cách đột ngột bởi vì nó có những tác động không mong muốn đến em bé và cơ thể người mẹ. Đây mới là điều mà các mẹ nên ” ưu tiên”

Đối với em bé:

  • Tâm lý không ổn định: Em bé có thể cảm thấy bất an, căng thẳng hoặc buồn bã vì mất đi sự an toàn và gắn kết từ việc bú mẹ. Điều này có thể dẫn đến khóc nhiều hơn, khó chịu và khó ngủ.
  • Sức khỏe tiêu hóa: Sữa mẹ dễ tiêu hóa và chứa các enzyme tự nhiên giúp bé tiêu hóa thức ăn. Khi cai sữa đột ngột, hệ tiêu hóa của bé có thể chưa thích nghi tốt, dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Thiếu kháng thể: Sữa mẹ cung cấp nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Cai sữa đột ngột có thể làm giảm khả năng chống lại bệnh tật, khiến bé dễ ốm hơn.
  • Chuyển đổi dinh dưỡng: Nếu bé không được chuyển sang nguồn dinh dưỡng thay thế hợp lý có thể gặp tình trạng thiếu chất.

Đối với mẹ:

  • Căng tức bầu ngực: Ngực mẹ có thể bị căng tức, gây đau do sữa vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng không được hút ra. Điều này có thể dẫn đến tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú.
  • Tâm lý buồn bã: Việc cai sữa đột ngột có thể khiến mẹ cảm thấy buồn rầu, căng thẳng, và mất mát vì không còn gắn kết với con qua việc cho bú.
  • Rối loạn hormone: Sữa mẹ được sản xuất do hormone prolactin và oxytocin. Khi ngừng bú, sự thay đổi hormone đột ngột có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, và có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Đối với góc nhìn tâm lý

Theo học thuyết “Phân tâm học” của nhà tâm lý học Sigmund Freud có phân tích quá trình phát triển nhân cách của con người sẽ trải qua những gia đoạn khác nhau.

Ở giai đoạn từ 0- 1, 5 tuổi: vùng tập trung khoái cảm chính là “ Miệng”. Vậy thì cái mà trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần chính là tìm thấy khoái cảm của mình.

Khoái cảm này sẽ được kích hoạt bằng việc : Bú mẹ và quá trình ăn uống.

Mâu thuẫn ” cai sữa”, nếu bị cấm dừng thì thật sự ảnh hưởng tâm lý khá lớn đến qua trình phát triển nhân cách. Gây hấn tạo các vấn đề như: nhậu nhẹt, hút thuốc, cắn móng tay.

 ” Cai sữa” là việc của ai?

Có quá nhiều lời khuyên từ bên ngoài:

  • Trải nghiệm của các mẹ, không thành công trên con đường nuôi con sữa mẹ của mình. Tát cả mình nhận được sẽ là những điều mang tính tiêu cực nhiều hơn.
  • Từ các nhãn hàng bán thực phẩm chức năng, bán sữa công thức. Vì sao họ khuyên? Bởi vì, khi bạn chấm dứt một cái gì đó thì bạn phải tìm kiếm một sản phẩm thay thế. Và đâu vào đấy, những thức phẩm chức năng, những lon sữa công thức lại lên ngôi mà thôi.

Nếu hành trình nuôi con sữa mẹ không happy thì người mẹ sẽ thực sự tâm lý khi nghe những lời khuyên của 2 ” chuyên gia” trên. Đặc biệt là những người có cùng nỗi đau như mình sẽ khiến người mẹ chùn chân và nghĩ ngay đến việc ” chấm dứt”

Thêm vào đó, bản thân người mẹ chưa trang bị những thông tin đúng đắn:

  • Sữa mẹ đã hết chất rồi, cai sữa cho con ăn dặm, cho con ăn sữa công thức cho con phát triển.
  • Ăn sữa mẹ nên con nó còi, không được như con nhà người ta.
  • Các bảng chỉ số đo cân nặng, chiều cao của những em bé dùng sữa công thức.
  • Không đủ sữa để duy trì cho con.

Khi có sự kết hợp từ những tác động bên ngoài và bên trong người mẹ sẽ ” tạo ra quyết định cai sữa” vì người mẹ thực sự đã stress nặng lắm rồi. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và tác động không tốt đến tinh thần của con.

Vậy thì ” cai sữa ” là việc của ai?

  • Đây chính là một đặc quyền của người phụ nữ, thể hiện bản năng của người mẹ. Và điều này cần được tôn trọng, cho dù bạn là bất kỳ ai ( trừ trường hợp sức khỏe của mẹ không cho phép và có sự can thiệp điều trị y khoa) thì bạn không có quyền can thiệp.
  • Cai sữa là việc của mẹ và bé. Người mẹ cần tìm hiểu thời gian phù hợp để cai sữa, lý do cai sữa, cân nhắc thiệt hơn giữa việc giữ sức khỏe lâu dài cho con và việc cai sữa, các tác động tức thời và tác động lâu dào trên sức khỏe và tâm lý của trẻ khi cao sữa.
  • Khi nào mẹ thấy sẵn sàng thì hãy thực hiện cai sữa nhé.

Cai sữa như thế nào là tốt?

Tốt là tốt cho mẹ -bé nhé. Cai sữa là cai dần dần.

Việc mẹ cần làm để cai sữa:

  • Chuẩn bị tâm lý và học các kỹ năng khác để chơi, chăm sóc và thể hiện tình yêu thương với con.
  • Tập cho bé quen bú bình hoặc ăn dặm vào nề nếp, mẹ giảm dần số cữ bú cho con trực tiếp trong ngày.
  • Tập cho bé có thói quen ngủ suốt đêm và bỏ cữ bú đêm.
  • Giảm cữ dần dần mỗi tuần, để cơ thể có đủ thời gian thích nghi giảm tiết sữa.
  • Mẹ giảm các thực phẩm lợi sữa và giảm các thực phẩm nhiều chất béo

Việc mẹ không nên làm:

  • Cai sữa đột ngột.
  • Uống hoặc bôi các loại thuốc cai sữa không có nguồn gốc.
  • Bó ngực
  • Cai sữa khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, mọc răng, vì mẹ muốn bỏ cữ bú đêm, đi làm trở lại,…thậm chí là mang thai lần tiếp theo.

Nguồn: Sách 68 ngộ nhận và giác ngộ Nuôi con Sữa mẹ của Chuyên gia Sữa mẹ

Đừng quên rằng: Tổ chức Y tế WHO khuyến cáo”  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

Hi vọng bài viết này, sẽ giúp mẹ có lựa chọn chính xác dành cho mình. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng Lagiweb chúng tôi. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về những điều kỳ diệu khác nhé!

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar