IPO là gì?
IPO (Initial Public Offering) – là một trong những cột mốc quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào trên hành trình phát triển. Không chỉ đánh dấu sự chuyển mình từ công ty tư nhân sang công ty đại chúng, IPO còn mở ra cơ hội thu hút vốn từ thị trường để mở rộng kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu và tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với tầm quan trọng lớn lao này, IPO không chỉ là một thuật ngữ tài chính mà còn là chiến lược chiến lược then chốt trong giới doanh nghiệp và đầu tư.
IPO là gì?
IPO (Initial Public Offering) – phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn.
Mục đích tiến hành IPO
- Huy động vốn
Công ty thực hiện IPO là thu thập vốn từ công chúng thông qua việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. - Nâng cao hiệu quả hoạt động
- IPO giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động bởi vì khi công ty niêm yết phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng khắt khe hơn, từ đó giúp nâng cao quản lý và hoạt động của công ty.
- Việc cung cấp các báo cáo tài chính chính xác và minh bạch cho cổ đông giúp doanh nghiệp luôn luôn phải có định hướng và chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Quảng bá
- IPO giúp công ty nâng cao uy tín và danh tiếng của họ trong ngành công nghiệp và trên thị trường.
- Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán có thể tạo ra lòng tin và sự tin tưởng từ phía khách hàng, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh, giúp công ty thu hút được các cơ hội kinh doanh mới.
- Xây dựng văn hóa
- IPO thúc đẩy doanh nghiệp phát triển văn hóa công ty chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
- Để thu hút các nhà đầu tư, công ty sẽ phải đưa ra các kế hoạch phát triển chi tiết, thể hiện khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Quy trình IPO diễn ra như thế nào?
Bước 1: Lấy ý kiến cổ đông chấp thuận dự thảo kế hoạch IPO
- Thống nhất về mục đích huy động vốn
- Số vốn cần huy động và số lượng cổ phiếu phát hành tương ứng
- Kế hoạch sử dụng vốn
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký IPO
Chuẩn bị đủ các hồ sơ thủ tục theo quy định của sàn chứng khoán mà doanh nghiệp muốn niêm yết.
Tham vấn thêm từ các chuyên gia tư vấn và thẩm định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng để kế hoạch IPO được thành công.
Bước 3: Định giá cổ phiếu cho lần IPO
Đây là bước phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất.
- Nếu cổ phiếu được định giá quá cao, việc bán sẽ trở nên khó khăn.
- Nếu định giá quá thấp, tổ chức phát hành sẽ phải chịu nhiều thiệt hại vì giá trị vốn hóa thấp không đáp ứng mục tiêu huy động vốn của doanh nghiệp.
Do đó, việc định giá cần hợp lý, đáp ứng được cả nhu cầu của người bán và người mua.
Bước 4: Nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán
Sau khi hồ sơ được nộp lên, doanh nghiệp cần đợi trong một khoảng thời gian để nhận được câu trả lời chính thức về việc IPO.
Bước 5: Thông báo rộng rãi ra công chúng về thông tin đợt IPO sắp tới của doanh nghiệp
Khi đã được Ủy ban chứng khoán cấp phép, công ty phát hành cần thông báo việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đăng tải bản cáo bạch chính thức về việc thực hiện phân phối chứng khoán theo thời gian quy định.
Bước 6: Sau khi IPO thành công, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các báo cáo và công bố thông tin định kỳ để bảo đảm tính minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
Rủi ro của IPO.
Chi phí cao
Quy trình IPO rất tốn kém, bao gồm chi phí cho các ngân hàng đầu tư, phí pháp lý, kiểm toán và các khoản phí liên quan đến việc tuân thủ quy định.
Áp lực công khai thông tin
Sau IPO, doanh nghiệp phải công bố thông tin tài chính, chiến lược kinh doanh và các hoạt động quan trọng, làm giảm tính bảo mật và gây áp lực lớn từ thị trường.
Biến động giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu có thể biến động mạnh, đặc biệt trong giai đoạn đầu sau IPO, tạo ra rủi ro về giá trị công ty trên thị trường chứng khoán.
Mất kiểm soát nội bộ
Khi trở thành công ty đại chúng, các cổ đông bên ngoài có thể gây áp lực lên ban lãnh đạo, dẫn đến mất một phần quyền kiểm soát của các nhà sáng lập hoặc cổ đông chính.
Rủi ro từ thị trường
Hiệu suất IPO có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường tài chính không thuận lợi, làm giảm giá trị cổ phiếu hoặc gây khó khăn trong việc bán cổ phiếu.
Sự phụ thuộc vào hiệu suất ngắn hạn
Sau IPO, doanh nghiệp phải tập trung vào việc đáp ứng kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn của nhà đầu tư, có thể gây xung đột với các chiến lược phát triển dài hạn.