Easy Ăn Dặm là gì?
Easy Ăn Dặm là gì?
Cái tên đã nói lên tất cả, Easy Ăn Dặm- chính là ăn dặm sao cho dễ dàng nhất, nhanh chóng và dinh dưỡng tối ưu nhất cho em bé khi con tròn 180 ngày sau sinh.
Ăn Dặm là gì?
Rất nhiều người hiểu lầm về việc ăn dặm bởi rất nhiều lý do như: quan niệm cũ, ăn cho bé khỏe, ăn cho bé cứng cáp, … Việc ăn dặm đúng sẽ giúp bé khỏe, tuy nhiên ” Ăn Dặm là Ăn Chính” là hoàn toàn sai.
- Ăn dặm là ” Ăn” nhưng chỉ ” Dặm” có nghĩa là, đây chỉ là bữa ăn phụ, ăn thêm cho bé, ăn với một lượng nhỏ. Phần ăn dặm này chỉ cung cấp 1/ 3 năng lượng cho bé ở độ tuổi từ 6-8 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé.
- Ăn chính là chú trọng nhiều bữa, lượng nhiều và trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính, việc bú mẹ chỉ là ” dặm thêm”
Vì vậy, khi cho bé ăn dặm cần chú ý hiểu đúng ” ăn dặm là ăn như thế nào” để không bỏ phí nguồn dinh dưỡng cao thực sự của bé. Hơn nữa, không phải ăn” chất cứng” sẽ giúp cơ thể ” chắc, cứng”, chất mềm thì làm cơ thể mềm. Canxi ở dạng lỏng trong sữa mẹ khi được hấp thụ sẽ được chuyển hóa thành xương cứng. Do đó, thức ăn dạng lỏng và ở thể dễ hấp thụ nhất như sữa mẹ giúp bé mau cứng cáp.
Khi nào nên bắt đầu cho ăn dặm?
Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm sau khi bé tròn 180 ngày từ sau sinh.
Tại sao cần ăn dặm ở thời gian này:
- các chất vi lượng có thể bị thiếu hụt( em bé bị kẹp dây nhau quá sớm khi sinh, không đủ Fe, Zn dự trữ)
- bé nhẹ cân hoặc mẹ bị thiếu máu thai kỳ thì nguy cơ thiếu sắt từ tháng thứ 2, 3 cao hơn
- các vi chất bị thiếu là Zn
Lưu ý:
Bạn cần phải biết rằng” tăng trưởng và phát triển của bé, hoặc bổ sung chất vi lượng nếu cần cũng không hề được cải thiện nhờ ĂN DẶM SỚM.
Ăn dặm nhanh chóng và dinh dưỡng tối ưu
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau, như: ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm BLW, ăn dặm kiểu Nhật,…khiến mẹ hoang mang, mất nhiều thời gian và không đảm bảo dinh dưỡng cho con.
Chuẩn bị nguyên liệu dễ dàng
Để bữa ăn của trẻ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, các vi chất và mẹ không mất quá nhiều thời gian, thì mẹ nên lựa chọn thực phẩm theo những ” nguyên tắc” sau:
- Ăn thực phẩm thật nhất có thể
- Toàn vẹn nhất có thể
- Ăn sạch nhất có thể
- Gần nhất có thể
- Phong phú nhất có thể
Chế biến thực phẩm có dinh dưỡng cao.
Có rất nhiều cách chế biến như: xào, chiên, rán, hầm, hấp… Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn” HẤP” bởi đây là cách chế biến giữ lại được dinh dưỡng cao nhất.
Cho bé ăn thế nào?
Phương pháp cho ăn đáp ứng
Bón, đút cho bé nhỏ (6 -7 tháng), đối với những bé cho ăn theo phương pháp tự chỉ huy hoàn toàn có thể sẽ ít sử dụng ” cho ăn đáp ứng”
Bón, đút chậm rãi, kiên nhẫn, khuyến khích bé ăn
Giờ ĂN là giờ HỌC ẩm thực , bé khám phá mùi vị, màu sắc
Giữ vệ sinh sạch sẽ và bảo quản thực phẩm an toàn
Tăng dần độ đặc loãng và mức độ phong phú của thực phẩm
Việc tăng độ đặc loãng và phong phú thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của bé tập làm quen dần với việc tiêu hóa đặc hơn và phù hợp với khả năng và nhu cầu của bé.
Số lượng bữa ăn dặm và mức độ năng lượng của thực phẩm ăn dặm
Khi bé ngoài 1 tuổi, bữa phụ của bé có thể là một mẫu bánh, 1 mẫu trái cây, không cần phải chuẩn bị bữa ăn, bé tự ăn được một mình mà không sợ bé bỏ cữ sữa mẹ.
Không được dùng gia vị công nghiệp cho trẻ dưới 24 tháng
Không nên dùng gia vị công nghiệp để chế biến bữa ăn cho trẻ vì chúng thường chứa nhiều muối, đường, hóa chất và phụ gia, có thể gây hại cho sức khỏe trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh.
Đảm bảo đủ chất béo trong bữa ăn
Nếu em bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể không cần bổ sung chất béo. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể sử dụng các dầu thực vật tự nhiên để chế biến đồ ăn: dầu mẹ, dầu lạc, ,..ngay cả mỡ động vật.