Độc quyền và công cụ đo lường sức mạnh độc quyền.
  1. Home
  2. Kinh tế - Tài chính
  3. Độc quyền và công cụ đo lường sức mạnh độc quyền.
Lê Thu Thảo 4 tuần trước

Độc quyền và công cụ đo lường sức mạnh độc quyền.

Trong thế giới kinh tế hiện đại, độc quyền không chỉ đơn thuần là sự kiểm soát toàn bộ thị trường của một doanh nghiệp mà còn là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả, chất lượng sản phẩm và sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Độc quyền ( Monopoly) là gì?

Độc quyền là thị trường có một người bán duy nhất (gọi là bên độc quyền) nhưng có nhiều người mua. 

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, bao gồm nhiều người bán và người mua, không có người mua hoặc người bán nào có thể tác động đến giá của một mặt hàng. Không giống như người bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, bên độc quyền kiểm soát đáng kể giá thị trường của một mặt hàng.

Đặc trưng của Độc quyền

  • Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
  • Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc quyền sẽ không lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khi nhà độc quyền định giá cao hơn.
  • Thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Rào cản gia nhập khiến cho hãng độc quyền bán là nhà sản xuất và cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút lui khỏi thị trường thì sẽ không có bất kì sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho thị trường.
  • Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật cầu.

Nguyên nhân hình thành độc quyền

  •  Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên).

Ví dụ: Ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho dân cư ở một thị trấn nào đó, hãng phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ này thì mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn. Do đó, tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường.

  • Sự kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.

  •  Bằng phát minh, sáng chế

Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.

  • Các quy định của Chính phủ

Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. 

  • Do sở hữu được một nguồn lực lớn

Điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường.

Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.

Công cụ đo lường sức mạnh của độc quyền

Chỉ số Lerner (Lerner Index) là một công cụ quan trọng trong kinh tế học, đặc biệt được sử dụng để đo lường mức độ độc quyền và sức mạnh thị trường của một công ty. Chỉ số này giúp xác định khả năng của công ty trong việc nâng giá bán sản phẩm so với chi phí sản xuất, tức là khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để đạt được lợi nhuận cao hơn so với mức bình thường mà thị trường cạnh tranh sẽ cung cấp.

Công thức tính:

Lerner Index= P−MC/P

  Trong đó:

  • P là giá bán sản phẩm.
  • MC là chi phí biên (marginal cost), tức là chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Giải thích:

Lerner Index dao động từ 0 đến 1.

  • Lerner Index = 0: Điều này có nghĩa là công ty không có khả năng định giá cao hơn chi phí biên của mình, cho thấy thị trường có sự cạnh tranh hoàn hảo (hoặc không có quyền lực thị trường).
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • Lerner Index = 1: Điều này cho thấy công ty có khả năng độc quyền hoàn toàn, nơi giá bán cao hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất, tức là công ty có quyền lực độc quyền tuyệt đối trong việc định giá.

Ý nghĩa của chỉ số Lerner:

Chỉ số Lerner cung cấp thông tin về sức mạnh của công ty trong việc kiểm soát giá cả. Nếu một công ty có Lerner Index cao, điều này cho thấy công ty có quyền lực thị trường đáng kể và có thể kiểm soát giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mà không phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Ví dụ Minh Họa:

Giả sử một công ty bán một sản phẩm với giá 100 đồng và chi phí biên (MC) để sản xuất thêm một sản phẩm là 60 đồng. Chỉ số Lerner sẽ được tính như sau:

Lerner Index= 100−60/100 =0.4

Điều này có nghĩa là công ty có một mức độ độc quyền nhất định, với khả năng tăng giá cao hơn so với chi phí sản xuất, nhưng không phải là một độc quyền tuyệt đối (vì Lerner Index chưa đạt giá trị 1).

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar