Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?
Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?
Có rất nhiều bà mẹ thắc mắc rằng” Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có nên hay không?”. Dưới góc nhìn khoa học, việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là hoàn toàn hợp lý và tốt cho đứa trẻ.
Bú sữa mẹ hoàn toàn là gì?
Bản chất của bú sữa mẹ hoàn toàn là người mẹ chỉ cho con ăn sữa mẹ, không bổ sung thêm nước, dưỡng chất, vitamin hay bất kỳ một chất lỏng nào khác kể cả sữa công thức trong 6 tháng này.
Với cái khái niệm này, cho chúng ta thấy:
- Rất ít các em bé được bú mẹ hoàn toàn 100%- Tỷ lệ em bé không bú mẹ hoàn toàn rất cao và gần như 99%.
- 6 tháng đầu đời- là tính từ thời điểm ngay sinh em bé đến khi e bé tròn 6 tháng tuổi.
Khuyến cáo” Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu” ở đâu ra?
Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không phải là ý kiến chủ quan của một nhóm người ” cuồng sữa mẹ”- (được các mẹ yêu sữa công thức đặt tên” , mà nó phải xuất phát từ lợi ích to lớn của sữa mẹ và những quyền lợi mà bất kỳ một em bé sau sinh nào đều nhận được.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
Đối với trẻ
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm:
– Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ như: Vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo… Bên cạnh đó, sữa mẹ chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện.
– Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp.
– Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.
– Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé.
Đối với mẹ
– Hỗ trợ giảm cân: Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn.
– Giúp tử cung co lại nhanh hơn: Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai.
– Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tật: Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,…
Thêm vào đó, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
– Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.
Nguồn tin: Bộ Y tê- Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
Tại sao ” Tỷ lệ nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu” lại rất ít và nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều
Đây thật sự là một vấn đề chung của rất nhiều mẹ sữa gặp phải và nó cũng là vấn đề mà cả xã hội cần nhìn nhận lại.
- Lợi ích cho trẻ và mẹ đã quá rõ ràng, có điều gì làm các mẹ băn khoăn, ghi ngờ?
- Có những cản trở gì trong y tế khiến việc này không thể diễn ra?
- Các bậc cha mẹ đã hiểu đúng về ” khái niệm” sữa mẹ hoàn toàn chưa?, đã trang bị cho mình kiến thức trước khi con sinh ra chưa?
- Tâm thế của người mẹ thế nào?
Tôi chưa từng nghe cần phải ” nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu”, nuôi thế nào là việc của tôi?
Bạn sẽ nghe đâu đó những thông tin này, có lẽ mọi thứ sẽ là bản năng, đến đâu hay đến đó. Tâm thế của người mẹ đã không chú trọng về ” nuôi con sữa mẹ” dẫn đến em bé và ngay cả bản thân người mẹ đó mất đi những lợi ích to lớn có thể ảnh hưởng cả đời đến con và đến chính mình.
Lúc mới sinh, tôi chưa có sữa nên phải cho con ăn sữa công thức, sau đó sữa tôi nhiều hơn tôi đã cho con ăn hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng rồi
Thật là tiếc nếu mẹ gặp phải tình trạng này, vì 6 tháng hoàn toàn bắt đầu từ lúc e bé chào đời. Hành trình sau của mẹ đã rất tốt, chỉ tiếc là mệ chưa tìm hiểu thêm một chút về vấn đề sữa của mình sau sinh. Làm cho con mất đi những ” giọt vàng lỏng quý giá đầu đời”
SỮA mẹ từ lúc sinh em bé đến thời điểm 72h, là ” sữa vàng đầu tiên” – hay là vàng lỏng, có lượng kháng thể gấp 10-12 lần sữa ở giai đoạn sau, tạo nền móng vững chắc cho con bạn. Nếu có lần sau hãy nhớ điều này nhé.
Tại Việt Nam, việc triển khai nuôi con sữa mẹ chưa được phổ cập rộng, chỉ có ở những bệnh viện lớn như: Bệnh viện Từ Dũ, Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung Ương hay các bệnh viện quốc tế xịn sò..vì vậy, ở những cơ sở y tế khác không được hướng dẫn và hỗ trợ nuôi con sữa mẹ. Thậm chí có những nơi, nhân viên y tế còn xúi người nhà mua sữa công thức.
Tôi không có đủ khả năng duy trì sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Tôi sắp đi làm rồi, việc vắt sữa không ổn, cho con ăn dặm hoặc dặm thêm sữa công thức thôi.
Tôi đã bị ít sữa từ sau sinh, nên đã phải bổ sung sữa công thức từ rất sớm rồi.
Tôi bị mất sữa rồi.
Con tôi không ăn sữa mẹ.
Con tôi ăn sữa mẹ sao nó còi cọc , bé tí,..
Có rất nhiều lý do khiến mẹ stress – việc duy trì sữa mẹ rơi vào tình trạng khó khăn. Và việc đi sửa sẽ khó khăn cho cả mẹ và con, nhiều người mẹ quyết định dừng hành trình nuôi con sữa mẹ hoàn toàn.
Hiểu như thế nào cho đúng, để hành trình 6 tháng này thật dễ dàng?
- Hãy tìm hiểu về ” sữa mẹ” trước khi sinh con. Để người mẹ sáng suốt hơn với những thông tin truyền thông, xóa bỏ được suy nghĩ” tôi không có sữa, tôi ít sữa,.. Bạn có thể đọc lại một số bài viết về ” sữa mẹ” chúng tôi đã viết trên Lagiweb.vn.
- Đấu tranh cho con, cho bản thân mình tại cở sở y tế nơi mình sinh: da tiếp da, bú mẹ, chậm kẹp dây rốn,..
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và bình an đón chào con bởi vì mẹ đã trang bị đầy đủ kiến thức đúng.
Hi vọng bài viết này cho bạn góc nhìn đúng về 6 tháng đầu đời nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc có thể để lại ở dưới bình luận nhé!