Chọn trường theo phong trào, số đông là gì?
  1. Home
  2. Hướng nghiệp
  3. Chọn trường theo phong trào, số đông là gì?
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Chọn trường theo phong trào, số đông là gì?

Chọn trường theo phong trào, số đông là gì?

Chọn trường theo số đông, theo phong trào không còn xa lạ đối với các bậc phụ huynh, học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Việc chọn trường theo hình thức này có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Chọn trường THPT

Việc chọn trường THPT theo học thực sự rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện ước mơ, hoài bão của mỗi bạn học sinh.

Việc chọn trường cấp 3 (THPT) theo số đông hoặc phong trào có thể tác động lớn đến quá trình phát triển và học tập của học sinh. Đây là giai đoạn học sinh chuẩn bị cho tương lai, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp và bước ngoặt đại học. Việc chọn trường cấp 3 không đơn thuần là chọn môi trường học tập, mà còn là quyết định liên quan đến định hướng, sở thích, và sự phù hợp của học sinh.

Yếu tố tác động

  • Tâm lý của cha mẹ và học sinh: trường nổi tiếng, trường top hoặc trường mà nhiều người đăng ký vào sẽ đảm bảo an toàn, ổn định về chất lượng học tập và có nhiều cơ hội hơn sau này.
  • Ảnh hưởng từ bạn bè: khi bạn bè chọn trường nào đó, học sinh có thể bị ảnh hưởng và lựa chọn theo để không “lạc lõng” hoặc khác biệt.

Ưu điểm

  • Môi trường học tập có chất lượng: cơ sở vật chất đầy đủ, chất lượng giảng dạy cao, và giáo viên kinh nghiệm. Học sinh sẽ được học trong môi trường nhiều bạn giỏi, có tinh thần thi đua cao. Chương trình giảng dạy rõ ràng, định hướng tốt cho việc ôn thi đại học hoặc rèn luyện kỹ năng mềm.
  • Cơ hội mở rộng mối quan hệ: học sinh có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn học đồng trang lứa có cùng mục tiêu, giúp hình thành những mối quan hệ hữu ích sau này.

Hạn chế

  • Không phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh: Không phải ai cũng phù hợp với môi trường học tập có tính cạnh tranh cao hoặc áp lực học tập lớn. Việc cố gắng theo học trường “top” khi không có đủ năng lực hoặc đam mê có thể dẫn đến việc mất động lực, căng thẳng tâm lý và không phát huy được tiềm năng.
  • Áp lực thi cử và cạnh tranh gay gắt: Nhiều trường nổi tiếng yêu cầu điểm đầu vào rất cao, và học sinh có thể cảm thấy áp lực phải thi đỗ bằng mọi giá. Điều này tạo ra một môi trường học tập căng thẳng và dễ làm suy giảm tinh thần học tập.
  • Bỏ lỡ những trường phù hợp hơn: Một số học sinh bỏ qua những trường phù hợp với khả năng và sở thích cá nhân, để chạy theo phong trào chọn trường “hot”. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu sự thỏa mãn và hiệu quả học tập không cao.
  • Nguy cơ tạo nên khoảng cách xã hội: Các trường cấp 3 nổi tiếng thường yêu cầu học phí hoặc chi phí hoạt động cao hơn so với các trường phổ thông khác. Điều này đôi khi dẫn đến việc phân biệt về khả năng kinh tế giữa các học sinh và gây ra khoảng cách xã hội.

Lựa chọn như thế nào?

  • Nếu bạn yêu thích ngôi trường đó, nếu bạn có đủ năng lực vào ngôi trường đó, thì quá ok rồi, mọi thứ sẽ giúp bạn tốt hơn cả về học lực và các kỹ năng cần thiết.
  • Nếu bạn cảm thấy ổn- tương đối với môi trường này thì bạn hoàn toàn có thể thử. Sẽ tạo ra sự khác biệt rõ ràng khi bạn học tập ở môi trường mới đấy.
  • Nếu bạn thấy không thích, không có năng lực phù hợp thì bạn nên trao đổi với cha mẹ và nói rõ định hướng của mình để chọn được môi trường tphù hợp hơn với mình.

Học sinh tốt nghiệp THPT

Nếu chỉ còn 1 tháng nữa chính thức, nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng mà bạn vẫn chưa biết lựa chọn trường nào, hoang mang lo lắng. Hay còn trêu đùa nhau: ” mày học trường nào đấy, t học chung với mày cho vui”, ” Cứ có bằng đại học của NEU, Bách khoa, Y Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính,.. là được, ngành gì điểm vừa tầm thì mình chọn thôi là được” Vậy thì sẽ đáng để cân nhắc lại đấy các bạn ơi.

Học theo trào lưu, theo số đông

Việc các bạn rủ nhau học cùng, rủ nhau thi vào một ngôi trường nào đó danh tiếng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng ngành học đó có phải là ngành bạn đam mê, ngành học đó có phù hợp với năng lực, tính cách của bạn không đó mới là điều quan trọng.

  • Học chung với các bạn cấp 3 của mình, vui không? Tất nhiên là có rồi.
  • Việc học trường danh tiếng có thích không? Có rồi
  • Học ngành mà mình không đam mê, không thấy thích chút nào có ổn không? Một thời gian nữa bạn sẽ thấy Không Ổn đâu nhé.
  • Học cái ngành không có hứng thú, liệu ra trường có làm công việc liên quan đến bằng đó Không? Tất nhiên là KHÔNG rồi.

Vậy thì học theo trào lưu, học theo số đông sẽ KHÔNG PHẢI là một lựa chọn THỰC SỰ PHÙ HỢP dành cho bạn đâu. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và định hướng nghề nghiệp của bạn đấy, có thể khiến các bạn thiếu tự tin, chán nản, hoặc mất phương hướng trong tương lai.

Cần làm gì lúc này?

Hãy dành cho mình thời gian 3-4 ngày để đi xả stress, vui vẻ, thoải mái,… Sẽ giúp bạn tĩnh lặng hơn và lúc này mình sẽ lý trí hơn để nghiêm túc suy nghĩ về việc này.

  • Hãy liệt kê công việc mà bạn muốn làm ra giấy,  GHI NHẬN 5 công việc được lặp lại sang một trang giấy mới.
  • Công việc này có phù hợp với tính cách của mình không?
  • Công việc này cần năng lực gì?
  • Sau đó sẽ chốt lại, công việc nào phù hợp với năng lực, tính cách của mình. Lưu ý” năng lực sẽ được rèn luyện” chỉ cần bạn quyết tâm.
  • Với công việc này sẽ phù hợp với ngành học gì, trường học nào?

Với những bước trên, bạn hoàn toàn có thể nghiêm túc kiểm chứng bản thân mình và đưa ra lựa chọn cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào ai hết.

Hi vọng, với bài viết này, các bạn học sinh, THPT sẽ có cái nhìn phù hợp về việc chọn trường cho mình. Đặc biệt là ý thức hơn về tầm quan trọng của ” Hướng nghiệp” sớm để có kế hoạch học tập tốt hơn, hoàn thiện hơn để thực hiện được ước mơ của mình.

 

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar