Chính sách tiền tệ (monetary policy) là gì?
Chính sách tiền tệ (monetary policy) đóng vai trò cốt lõi trong việc điều hành và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là công cụ quan trọng mà các ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát cung tiền, điều chỉnh lãi suất và hướng tới các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và duy trì ổn định giá trị đồng tiền.
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (monetary policy) là chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý nguồn cung tiền của ngân hàng trung ương nhằm đạt các mục tiêu như ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, kiềm chế lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái, giảm thất nghiệp…
Ví dụ minh họa:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp giảm lãi suất điều hành như giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, đồng thời hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch COVID-19.
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ mở rộng
Bản chất của chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) là việc ngân hàng Trung ương tăng mức cung tiền cho nền kinh tế khiến cho lãi suất giảm xuống.
NHTW có thể thực hiện các cách sau: Hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, mua vào trên thị trường chứng khoán. Tùy từng thời điểm có thể thực hiện đồng thời cả 2 hoặc 3 cách cùng lúc.
Sự điều chỉnh này làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách tiền tệ thu hẹp): Ngân hàng Trung ương sẽ tác động nhằm giảm mức cung tiền trong nền kinh tế khiến cho lãi suất trên thị trường tăng lên, thu hẹp tổng cầu, làm cho mức giá chung giảm xuống.
Để giảm nguồn cung tiền có những cách như: Tăng mức dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe các hoạt động tín dụng, bán ra trên thị trường chứng khoán.
Công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu, từ đó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức cung tiền như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu.
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền huy động.
Đó là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi.
Lãi suất cho vay tái chiết khấu
Mức lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường của các ngân hàng này.
Việc ngân hàng thương mại dự trữ tiền mặt quá ít thì sẽ vay của NHTW và phải trả lãi suất cao trong trường hợp thiếu dự trữ.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở.
Tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.
Khống chế tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ tác động một cách gián tiếp đến tỉ lệ thất nghiệp.
Muốn giảm tỉ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên cần khống chế tỉ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.
Tăng trưởng kinh tế
Chính sách tiền tệ phải hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
Theo đó, việc tăng hay giảm lượng tiền tệ đều tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động đến sự tăng trưởng của cả nền kinh tế
Ổn định giá các loại hàng hóa
Giá cả các mặt hàng ổn định, không có nhiều biến động bất thường sẽ giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư ổn định và góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, đem lại nguồn lợi cho toàn xã hội..
Ổn định lãi suất
Dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ chính nguồn tiền gửi của và với hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường.
Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Đối với thị trường ngoại hối, ổn định tỉ giá sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài bởi nếu có ý định đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ xem xét chính sách và sự biến động tỉ giá của quốc gia đó.
Kết Luận
Chính sách tiền tệ là một phần không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của một nền kinh tế. Với các công cụ đa dạng như điều chỉnh lãi suất, dự trữ bắt buộc, hay nghiệp vụ thị trường mở, chính sách này cho phép ngân hàng trung ương kiểm soát dòng chảy tài chính, từ đó ứng phó với những thách thức kinh tế.