Chỉ số P/E (Price to Earnings Ratio) là gì?
  1. Home
  2. Kinh tế - Tài chính
  3. Chỉ số P/E (Price to Earnings Ratio) là gì?
Lê Thu Thảo 1 ngày trước

Chỉ số P/E (Price to Earnings Ratio) là gì?

  Chỉ số P/E (Price-to-Earnings Ratio) là một công cụ không thể thiếu trong bộ công cụ của nhà đầu tư. Nó cho phép chúng ta so sánh giá trị của một cổ phiếu với lợi nhuận mà công ty đó tạo ra. Nói cách khác, P/E giúp trả lời câu hỏi: “Tôi đang trả bao nhiêu tiền để sở hữu một đồng lợi nhuận của công ty này?”. Vậy làm thế nào để hiểu và sử dụng chỉ số P/E một cách hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Chỉ số P/E (Price to Earnings Ratio) là gì?

Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning ratio – tỷ lệ giá trên thu nhập là tỷ lệ để định giá một công ty đo lường giá cổ phiếu hiện tại của nó so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Từ đó xác định được liệu cổ phiếu đang định giá như thế nào, và nhìn nhận được kỳ vọng thực tế của thị trường đối với cổ phiếu đó ra sao.

Ví dụ minh họa:

Giả sử chúng ta đang phân tích cổ phiếu của Công ty ABC trên thị trường chứng khoán. Dưới đây là các thông tin tài chính cơ bản:

  • Giá cổ phiếu hiện tại (P): 50.000 VNĐ.
  • Lợi nhuận ròng năm 2024 của công ty: 500 tỷ VNĐ.
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 100 triệu cổ phiếu.

Tính EPS (Earnings Per Share)

EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng:
EPS= Lợi nhuận ròng /Số lượng cổ phiếu đang lưu hành= 500 tỷ/ 100 triệu= 5000 VNĐ/ Cổ phiếu

Tính P/E

P/E= Giá cổ phiếu/ EPS= 50.000/ 5.000= 10

  • Chỉ số P/E = 10: Nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 10 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận mà công ty tạo ra.
  • Nếu P/E trung bình của ngành là 12, cổ phiếu ABC đang bị định giá thấp hơn ngành.
  • Nếu P/E trung bình của ngành là 8, cổ phiếu ABC đang được định giá cao hơn ngành.

Đặc điểm của chỉ số P/E

Tính toán khá đơn giản

Bạn có thể dễ dàng tính được hệ số P/E của doanh nghiệp chỉ bằng vài bước đơn giản. Chỉ số này thường được các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán áp dụng.

Là công cụ hỗ trợ định giá cổ phiếu hiệu quả

Hệ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (thông qua EPS) vừa phản ánh tâm lý thị trường (thông qua giá trị giao dịch của cổ phiếu). Vì vậy, đây là chỉ số tuyệt vời để định giá doanh nghiệp một cách đơn giản nhất.

Cách tính chỉ số P/E

Có 2 yếu tố quyết định cấu thành nên chỉ số P/E đó là Price (Giá thị trường của cổ phiếu) và EPS (Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu).


Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất giúp bạn tính toán chính xác chỉ số P/E. Đây là thông tin phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho m cổ phần đang lưu hành trên thị trường, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân loại chỉ số

P/E Forward (hay P/E dự phóng)

Cách tính chỉ số P/E này như sau:

P/E Forward = Giá cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

Trong đó, P/E dự phòng cho biết mức độ kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp và thường được sử dụng ở mức lãi cơ bản của cổ phiếu trong 1 năm tiếp theo.

  • Nếu lợi nhuận kỳ vọng theo xu hướng tăng thì P/E Forward sẽ thấp hơn P/E hiện tại.
  • Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại sẽ “Hấp dẫn” hơn so với tương lai và đây là thời điểm thích hợp để mua vào.

P/E Trailing (hay P/E tra cứu)

Cách tính P/E tra cứu:

P/E Trailing = Giá cổ phiếu/ EPS trong quá khứ

  • P/E Trailing phản ánh P/E cho 4 quý gần nhất. Đây là chỉ số mang tính khách quan, được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.
  • P/E cũng không thể phản ánh chi tiết các thay đổi nếu công ty có một biến động lớn nào đó xảy ra trong quá khứ và khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh.
  • Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.

P/E được sử dụng như một công cụ hiệu quả, giúp các nhà đầu tư xem xét giá cổ phiếu của công ty hiện tại có phù hợp hay không.

  • P/E cao nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao hơn lợi nhuận. Giá cổ phiếu đó được coi là đắt.
  • P/E thấp nghĩa là giá cổ phiếu của công ty thấp hơn so với lợi nhuận và được coi là rẻ, có tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Dùng P/E để phân tích tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

  • Nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hay lợi nhuận cho cổ đông lớn thì P/E sẽ cao.
  • Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp hay gặp vấn đề về tài chính thì P/E thường thấp.

So sánh giữa các công ty tương đồng hoặc so sánh với mức trung bình của chính công ty đó trong quá khứ

  • Nhà đầu tư cần xem xét cả quá trình, chứ không đơn thuần một thời điểm nào đó để đánh giá hoạt động và sự phát triển của công ty.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E

Giá trị giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Giá của cổ phiếu chính là yếu tố cấu thành nên P/E. Sự thay đổi của P/E tỷ lệ thuận với sự biến động giá thị trường của cổ phiếu đó.

Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có chính sách cổ tức tốt (lãi suất cao, chi trả thường xuyên với chu kỳ ngắn…) sẽ thu hút nhà đầu tư. Họ có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua cổ phiếu của công ty đó, dẫn đến P/E tăng.

Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Nếu nhận thấy doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai như: có dự án mới, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, có thêm nhiều đối tác uy tín, nổi tiếng…nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó, làm tăng P/E.

Nợ phải trả của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tiêu cực về nợ phải trả của doanh nghiệp. Khi đó, họ có thể trả giá cổ phiếu thấp hơn do lo ngại rằng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm trong tương lai, dẫn tới P/E giảm.

Yếu tố kinh tế vĩ mô

Bất kỳ biến động nào của thị trường cũng có thể ảnh hưởng tới chỉ số này như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá vàng,…

Kết luận

Chỉ số P/E là một công cụ hữu ích để đánh giá giá trị của một cổ phiếu, nhưng nó không phải là công cụ duy nhất. Để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, bạn cần kết hợp phân tích P/E với các chỉ số khác như P/B, ROE và các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Ngoài ra, hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán luôn biến động, vì vậy việc theo dõi thường xuyên các chỉ số và tin tức liên quan là rất quan trọng.

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar