Chi phí sản xuất là gì?
  1. Home
  2. Kinh tế - Tài chính
  3. Chi phí sản xuất là gì?
Lê Thu Thảo 23 giờ trước

Chi phí sản xuất là gì?

  Chi phí sản xuất là một yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Từ các công ty sản xuất quy mô lớn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ, việc quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất luôn là một ưu tiên hàng đầu.

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất (hay chi phí chế tạo sản phẩm) là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho các nguyên vật liệu, đối tượng lao động cũng như sức lao động của con người được sử dụng hay phát sinh trong quá trình sản xuất.

Đặc điểm của chi phí sả xuất

  • Chi phí sản xuất có thể bao gồm lao động, nguyên liệu thô hay tiêu hao.
  • Mức chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc xác định chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chính xác giá thành cuối cùng của sản phẩm.
  • Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận cần tối ưu hóa chi phí.

Phân loại chi phí sản xuất

Dựa trên mục đích và công dụng của chi phí

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí. Từ đó, công ty có thể dễ dàng tính tổng chi phí và giá thành sản phẩm để đưa ra điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp.

Chi phí nhân công trực tiếp

  • Là chi phí doanh nghiệp phải trả cho người lao động liên quan trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chi phí này bao gồm lương, phụ cấp, các khoản giảm trừ như BHXH, BHYT và loại thuế khác.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

  • Là chi phí mua nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm, dịch vụ bao gồm số tiền doanh nghiệp phải trả cho mua nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể dễ dàng xác định và tính trên từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Chi phí sản xuất chung

Đây là tổng hợp của các chi phí xuất hiện trong quá trình sản xuất, ngoại trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

  • Chi phí vật liệu phụ
    • Các chi phí liên quan đến vật liệu phụ kết hợp vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sản phẩm,…
    • Chi phí vật liệu phụ không tham gia trực tiếp vào sản xuất, nhưng vẫn cần cho quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí giúp định giá và phân bổ lại giá trị của tài sản cố định (máy móc, thiết bị) trong quá trình sử dụng do hao mòn.
  • Chi phí nhân viên phân xưởng
    • Là chi phí của nhân viên làm việc trong phân xưởng sản xuất, không tính các chi phí đã bao gồm trong chi phí nhân công trực tiếp.
    • Chi phí này có thể bao gồm các khoản phát sinh cho quần áo, đồ bảo hộ và trang thiết bị cần thiết cho nhân viên sản xuất.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho các dịch vụ bên ngoài phát sinh của doanh nghiệp, ví dụ như dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật,…

  • Chi phí bằng tiền khác
    • Là tất cả chi phí khác không nằm trong các danh mục trên, được tính bằng tiền mặt.
    • Chi phí này có thể bao gồm các chi phí đặc biệt hoặc không thường xuyên mà doanh nghiệp phải chi trả. Ví dụ, chi phí xử lý sự cố hay khẩn cấp, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất được tính trong chi phí bằng tiền khác.

Dựa trên tính chất kinh tế

Chi phí nhân công (Chi phí lao động)

  • Là tổng số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân.
  • Những khoản chi phí này là chi phí cố định bao gồm các khoản phúc lợi, bảo hiểm, đóng thuế theo quy định của nhà nước. Khi tỉ lệ sản xuất tăng lên thì chi phí cố định vẫn không thay đổi.

Chi phí nguyên vật liệu

  • Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí mua các loại nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về kho.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu được tính theo giá trị thực tế khi sử dụng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

  • Là chi phí giúp định giá và phân bổ lại giá trị tài sản của doanh nghiệp do trong quá trình sử dụng tài sản bị hao mòn theo thời gian. Tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị, xe cộ, nhà xưởng,…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ qua các giai đoạn sử dụng để thể hiện mức độ giảm giá trị của tài sản theo thời gian.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là chi phí doanh nghiệp phải trả để mua các dịch vụ từ bên ngoài như dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo, vận chuyển,…

Chi phí khác bằng tiền

Là các chi phí phát sinh và không thuộc vào danh mục chi phí khấu hao hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài, ví dụ như tiền phạt do vi phạm hợp đồng, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, phá dỡ,…

Phân loại chi phí sản xuất dựa trên tính chất kinh tế ​

Chi phí nhân công (Chi phí lao động)

  • Là tổng số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân.
  • Những khoản chi phí này là chi phí cố định bao gồm các khoản phúc lợi, bảo hiểm, đóng thuế theo quy định của nhà nước. Khi tỉ lệ sản xuất tăng lên thì chi phí cố định vẫn không thay đổi.

Chi phí nguyên vật liệu

  • Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí mua các loại nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về kho.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu được tính theo giá trị thực tế khi sử dụng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

  • Là chi phí giúp định giá và phân bổ lại giá trị tài sản của doanh nghiệp do trong quá trình sử dụng tài sản bị hao mòn theo thời gian. Tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị, xe cộ, nhà xưởng,…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ qua các giai đoạn sử dụng để thể hiện mức độ giảm giá trị của tài sản theo thời gian.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là chi phí doanh nghiệp phải trả để mua các dịch vụ từ bên ngoài như dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo, vận chuyển,…

Chi phí khác bằng tiền

Là các chi phí phát sinh và không thuộc vào danh mục chi phí khấu hao hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài, ví dụ như tiền phạt do vi phạm hợp đồng, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, phá dỡ,…

Dựa trên mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm theo kỳ

Phân loại chi phí cố định và chi phí biến đổi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tác động của chi phí ảnh hưởng đến lịch trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. Điều này giúp nhà quản trị ra quyết định một cách hiệu quả.

Chi phí cố định

Là những khoản chi phí không thay đổi theo khối lượng công việc hay sản phẩm được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, chi phí thuê nhà xưởng hoặc chi phí lương công nhân hàng tháng là những khoản chi phí cố định.

Chi phí biến đổi

Là những khoản chi phí tăng giảm theo số lượng công việc hay sản phẩm hoàn thành.

Dựa trên quy trình sản xuất, chế tạo

Phân loại chi phí sản xuất dựa trên quy trình sản xuất, chế tạo giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về cấu trúc chi phí trong sản xuất hoặc chế tạo. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho từng giai đoạn.

Chi phí cơ bản

  • Là các khoản chi phí trực tiếp và cố định trong từng bước cụ thể của quy trình sản xuất hoặc chế tạo.
  • Những chi phí này thường liên quan chặt chẽ đến một giai đoạn nhất định trong quy trình và không thể tách rời.
  • Ví dụ, chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là chi phí cơ bản.

Chi phí chung

  • Là những khoản chi phí không thể được phân chia một cách cụ thể cho từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Chi phí chung thường là các chi phí hỗ trợ, không phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm hoặc bước sản xuất cụ thể.
  • Ví dụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận hành chung của nhà xưởng là chi phí chung.

Dựa trên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào đối tượng chịu chi phí

Chi phí gián tiếp

  • Là chi phí không thể xác định một cách rõ ràng với một đối tượng cụ thể nào.
  • Khi đó, công ty thường phải sử dụng các phương pháp phân bổ như tỷ lệ phần trăm, khối lượng công việc hoặc các chỉ số tương tự để phân chia chi phí gián tiếp cho từng đối tượng tương ứng.

Chi phí trực tiếp

  • Là những khoản chi phí có thể được xác định rõ ràng và phân chia cho từng đối tượng cụ thể.
  • Việc quản lý và phân bổ chi phí trực tiếp thường dễ dàng hơn do có mối liên hệ rõ ràng với các yếu tố cụ thể trong doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Xác định giá thành sản phẩm hiệu quả

Chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp xác định được mức giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo rằng giá bán bao gồm tất cả chi phí sản xuất và có thể tạo lợi nhuận.

Quản lý hiệu quả chi phí

Để duy trì lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần quản lý, kiểm soát chi phí sản xuất một cách hiệu quả, tìm cách tiết kiệm, tối ưu hóa các nguồn lực.

Ra quyết định kinh doanh nhanh chóng

Thông tin về chi phí sản xuất cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu để ra quyết định kinh doanh quan trọng.

Nhà quản lý có thể xác định sản phẩm nào nên tiếp tục sản xuất, sản phẩm nào nên ngừng sản xuất hoặc nâng cao chất lượng và hiệu suất sản phẩm.

Đánh giá hiệu suất

Chi phí sản xuất cũng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp.

Bằng cách so sánh các chỉ số chi phí dự kiến và với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu suất thực tế.

Lập kế hoạch tài chính

Thông tin về chi phí sản xuất là một phần quan trọng hỗ trợ nhà quản trị lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, xác định các nguồn tài chính cần thiết, duy trì hoạt động sản xuất và phát triển kinh doanh.

Tối ưu hóa quá trình sản xuất

Bằng cách hiểu và phân tích chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể tìm cách tối ưu quy trình, giảm lãng phí, tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Kết luận

Chi phí sản xuất là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiểu rõ về chi phí sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp quản lý chi phí là điều cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên, việc quản lý chi phí sản xuất là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố như chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và chi phí

 

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar