Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã giữ lại được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả thuế.
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận ròng là thước đo thể hiện thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Điều này thể hiện mức tỷ lệ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng doanh thu là bao nhiêu.
Cách tính Net Margin chính xác nhất
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) cho thấy kết quả trực quan của mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Cách tính net margin biên lợi nhuận ròng như sau:
Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Số tiền còn lại sau khi đã trừ tất cả chi phí hoạt động và số thuế cần nộp.
- Doanh thu thuần: Doanh thu nhận được từ hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố chính có ảnh hưởng đến Biên lợi nhuận
Chi phí hoạt động
- Chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận thu được càng giảm.
- Các doanh nghiệp cần tối ưu chi phí hoạt động (cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí vận hành,…) của mình để đạt được biên lợi nhuận lớn hơn.
Giá thành đầu vào
- Giá đầu vào cao thì khó thu lợi nhuận thu cao.
- Doanh nghiệp có thể tham khảo các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất khác nhau để tìm giá cả và chất lượng tốt nhất. Mục đích cuối cùng là giảm chi phí sản xuất và tăng biên lợi nhuận.
Thuế doanh nghiệp
- Đây là một khoản phí cố định không thể tối ưu. Đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
- Hiểu rõ quy định thuế và áp dụng phương pháp kế toán phù hợp để tránh các rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ thuế.
Ý nghĩa của Net Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó.
Hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác kết quả kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận ròng cao
- Doanh nghiệp đang kiểm soát hiệu quả chi phí.
- Doanh nghiệp đó đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ với mức giá cao hơn đáng kể so với chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp
- Doanh nghiệp đang áp dụng cấu trúc chi phí không hiệu quả hoặc chiến lược định giá kém.
Nhà quản trị sẽ phải cân nhắc và xem xét lại để đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Nhà đầu tư
Thông qua chỉ số, nhà đầu tư đánh giá được: hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, mức chi phí và chiến lược giá. Đồng thời, phân tích kỹ càng hơn về nguyên nhân tăng hoặc giảm tỷ suất sinh lời để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.
Sự khác biệt giữa Biên lợi nhuận ròng và Biên lợi nhuận gộp
TIÊU CHÍ | BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG | BIÊN LỢI NHUẬN GỘP |
Định nghĩa | Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận còn lại sau khi trừ giá vốn hàng bán (COGS) từ doanh thu | Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trên doanh thu |
Chi phí khấu trừ | COGS bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm. Không tính các chi phí khác như tiền thuê mặt bằng, nhân viên văn phòng, thuế… | Trừ tất cả chi phí của doanh nghiệp |
Kết luận
Biên lợi nhuận ròng là một bước quan trọng để trở thành một nhà đầu tư thông minh hoặc một nhà quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Bằng cách nắm vững cách tính toán và phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng, bạn có thể đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt hơn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ là một phần của bức tranh tổng thể. Để có cái nhìn toàn diện, bạn cần kết hợp nó với các thông tin và phân tích khác.