Bé bị sốt, ho, có dấu hiệu cảm cúm phải làm sao?
  1. Home
  2. Hành trang làm bố mẹ
  3. Bé bị sốt, ho, có dấu hiệu cảm cúm phải làm sao?
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Bé bị sốt, ho, có dấu hiệu cảm cúm phải làm sao?

Bé bị sốt, ho, có dấu hiệu cảm cúm phải làm sao?

Trẻ bị sốt, ho, có dấu hiệu cảm cúm không còn xa lạ gì đối với tất cả gia đình có con nhỏ. Và theo dõi, chăm sóc hay thăm khám đúng lúc sẽ giúp con nhanh chóng phục hồi. Một phương pháp khá hay được các mẹ trẻ hiện nay sử dụng đó là ” vượt bệnh không kháng sinh”, hãy cùng Lagiweb tìm hiểu ngay nhé!

Chuyện ” SỐT” của trẻ

Những điều bạn cần biết về ” Sốt”

Sốt là gì?

Sốt là một tình trạng khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng cao hơn mức bình thường, thường là do phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hoặc do các yếu tố khác như viêm nhiễm, phản ứng miễn dịch, hoặc tác động của các chất hóa học trong cơ thể.

Bản chất của sốt là gì?

SỐT là cơ chế cần thiết để BẢO VỆ CƠ THỂ- đây chính là tín hiệu ” Chuông báo” cho toàn bộ cơ thể biết rằng ” đang có tác nhân gây bệnh đấy” huy động toàn bộ hệ miễn dịch để xử lý thôi.

Khi con bị sốt cần xử lý thế nào?

Dùng ngay một liều paracetamol (hạ sốt), 1 viên đút hạ sốt

Những chăm sóc trẻ  thường nghĩ rằng:

  • Cho ngay 1 liều, 1 viên hạ sốt cho nó dứt điểm đi. Khéo dài nó lại sốt cao hơn.
  • Cho uống luôn đi không nó sốt co giật thì chết.
  • Mấy cái thứ dân gian kia lâu lắm, uống thuốc mới có tác dụng nhanh.

Đây chính là giải pháp được đa số người chăm sóc trẻ làm tại nhà và được các hiệu thuốc tư vấn.

Có điều gì cần lưu ý:

  • Khi cơ thể vừa phát tín hiệu thông báo, dùng thuốc dập tắt ngay- khiến cơ thể không xác định được vấn đề, hệ miễn dịch chưa được tiếp nhận, mất đi khả năng miễn nhiễm với tác nhân gây bệnh đó: vi khuẩn, vi rút,…
  • ➡️Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt có nguồn gốc từ paracetamol (do nó chuyển hóa qua gan lấy đi 1 enzym cực quan trọng trong gan làm tế bào gan dễ bị viêm, dễ bị hủy hoại) -> bạn uống thuốc hạ sốt sẽ làm men gan tăng. Chưa kể khi bạn uống thuốc hạ sốt là nguồn cơn của cơ thể có cơn bão CYTOKINE trong tương lai – thường ngày thứ 7 thứ 8 (CYTOKINE – nhắc nhiều đến Co Vi gây tử vong – Cơn bão của hệ miễn dịch – do ta đã cưỡng bức, làm mất chức năng của nó)- ” Kiến thức Y khoa từ ” Bác sĩ Nguyễn Nam- làm việc tại đại học y Hà Nội”

Theo dõi và hỗ trợ con bằng các giải pháp tự nhiên

❤MỘT CƠ THỂ ĐƯỢC SỐT TỰ NHIÊN THÌ KHÔNG CÓ CHUYỆN QUÁ TẢI HỆ THỐNG MIỄN DỊCH!
Để cho con được ” SỐT”

Con sốt để kích thích hệ thống miễn dịch của con được tốt hơn.

Việc còn lại là hỗ trợ con thật tốt sẽ giúp con vượt bệnh và nhanh chóng hồi sức hơn.

  • Khi bé đang bú mẹ, sữa mẹ ” tạo ra kháng thể chỉ định”- đọc hiểu ” con đang gặp vấn đề gì” và trong sữa sẽ tiết ra kháng thể chỉ định đối với vấn đề đó giúp con nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
  • Da tiếp da với mẹ sẽ giúp con được điều hòa thân nhiệt nhanh hơn, mẹ nên cởi đồ bé và cho toàn bộ cơ thể con úp lên người mẹ bất kỳ lúc nào- bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể con sẽ dịu hơn đấy.
  • Lau mát thường xuyên cho con, ở các vị trí: trán, hốc nách và bẹn.
  • Nếu con trên 6 tháng, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên cho con- nó có yếu tố kháng khuẩn, kháng viêm tốt.
  • Bạn có thể tham khảo các phương pháp như: diện chẩn, đánh trứng, đánh gừng,.. để giúp con hạ sốt tự nhiên tốt hơn.
  • Ở bên con động viên con, ôm con, để con được nghỉ ngơi khi con ốm sẽ giúp tinh thần con được tốt hơn.

Khi bạn phát hiện con có dấu hiệu sốt, nên hỗ trợ ngay..sốt có thể kéo dài 2-3 ngày. Nếu quá 3 ngày con còn sốt cao, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám nhé.

🍃🌱🌿Việc dùng lá nhọ nồi, đại bi, tô diệp (tía tô), long não, húng quế,… là những thực phẩm có yếu tố kháng khuẩn, chống lại xâm nhập. Khi ta dùng những thứ đó cho cơ thể là đã cho cơ thể vệ binh bằng 1 cơ chế tổng lực khác, hỗ trợ cơ thể diệt vi khuẩn virus, để chiến thắng nhanh hơn, để đỡ sốt nhanh hơn- nó khác với cơ thế của thuốc hạ sốt.

Chuyện ” Ho, cảm cúm”

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, cảm cúm:

  • Bị vi khuẩn, virut tấn công
  • Thay đổi thời tiết ” giao mùa”
  • Ăn đồ lạnh
  • Dị ứng
  • Tiếp xúc với người bệnh

Làm gì khi trẻ bị ho, cảm cúm?

  • Những trường hợp bị viêm nhiễm dẫn đến ho, cảm cúm thì thường sẽ bị sốt đầu tiên. Thường thì sau khi hạ sốt, cơ thể bắt đầu biểu hiện ra rõ rệt hơn. Bạn nên chăm sóc lúc Sốt thật tốt.
  • Bạn có thể tìm kiếm các phương thuốc dân gian như: chưng lê, lá húng chanh, Chanh sành ngâm,…Uống thêm lá tiết tô mỗi ngày. Đặc biệt là phương pháp diện chẩn: bấm huyệt giúp con tiêu viêm, giảm ho.
  • Bạn có thể dùng tinh dầu nguyên chất: dầu tràm, dầu gừng,… để xoa và massage cơ thể con, đặc biệt là lòng bàn tay, chân, ngực. Sau khi xoa xong bạn có thể dùng máy sấy sấy nhẹ để làm ấm nóng tốt hơn.
  • Cho trẻ mặc quần áo đủ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hẹ.
  • Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu, hạn chế đồ chiên xào, công nghiệp… và không nên ép trẻ ăn nhiều, vì lúc này hệ tiêu hóa của con không thực sự khỏe mạnh để xử lý nhiều đến vậy.
  • Có thể ép một số loại nước ép cho con, giúp con được cung cấp năng lượng và dễ dàng tiêu hóa.

Nếu bạn quá lo lắng hoặc nhận thấy bất kì điều gì không ổn, hãy đưa con đến cơ sở thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những điều bạn cần biết về việc dùng ” kháng sinh” khi trẻ bị sốt, ho, cảm cúm

Kháng sinh là gì?

Kháng sinh sẽ được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và lên đơn dựa trên những xem xét y khoa. Việc người dùng tự ý ra các hiệu thuốc- đọc bênh- lấy thuốc thực sự không hợp lý.

Thuốc kháng sinh tồn tại ở những dạng nào?

Người Việt Nam chúng ta hay có suy nghĩ, thuốc kháng sinh phải là ” thuốc viên” còn những dạng siro kia thì không phải.

Thuốc kháng sinh được dùng khi nào?

Những trường hợp xác định nhiễm trùng thì sử dụng kháng sinh mới có hiệu quả.

Những trường hợp:

  • Nhiễm siêu vi, cảm cúm thông thường thì kháng sinh không có tác dụng, mà còn có thể gây hại.
  • Viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản trong những ngày đầu với biểu hiện nhẹ thì hầu hết là do virus – việc dùng kháng sinh không có tác dụng.

Tác hại khi trẻ sử dụng ” lạm dụng” thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh

Không phải tất cả các loại kháng sinh đêù gây ra những dị ứng giống nhau. Việc dị ứng thuốc còn phụ thuộc vào cơ thể mỗi đứa trẻ, có những mức độ từ nhẹ đến nặng kháng nhau.

Đề kháng thuốc

Khi cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ” Đề kháng thuốc” tức là ngay cả khi dùng liều tối đa vẫn không có khả năng khống chế được vi trùng tương ứng.

Mất cân bằng, rối loạn hệ vi khuẩn

Trong cơ thể chúng ta, luôn có hệ khuẩn cân bằng: lợi khuẩn, hại khuẩn và khuẩn trung gian.

Việc sử dụng kháng sinh kéo dài: rối loạn khuẩn tự nhiên. Làm phát sinh các vấn đề: nấm miệng, nấm đường sinh dục,rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…

Gây tổn thương đến một số cơ quan đặc biệt như tổn thương tai, thận,tủy

Điều cha mẹ cần cân nhắc khi cho con ” sử dụng thuốc kháng sinh”

Thuốc kháng sinh là 1 loại hóa chất, vì vậy cần quá trình đào thải tốt ở gan và thận. Việc sử dụng lạm dụng kháng sinh, khiến ” gan và thận” gặp gánh nặng.

Tuy nhiên gan, thận ở trẻ nhỏ còn rất non kém, sức đề kháng non kém. Khi có hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh và dẫn đến tình trạng ” đề kháng thuốc”

Vấn đề chính là “ khi nhiễm trùng thật sự xảy ra trên cơ thể trẻ thì cuộc chiến để bảo vệ đứa trẻ dựa vào sức đề kháng tự thân của nó và vũ khí- thuốc kháng sinh hiệu quả, thì cả 2 đều ở tình trạng báo động”.

   Cha mẹ cần làm gì để giảm tác hại của thuốc

Nguồn: ThS. BSCK1- Phạm Phương Phi- Cựu giảng viên của Đại học Y Dược Tp.HCM

Hi vọng bài viết này, cho bạn một góc nhìn tổng quan hơn về những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, và lựa chọn được phương án tối ưu nhất hỗ trợ con vượt bệnh nhanh chóng và an toàn cho con.

Bạn có thể tham khảo một số sách hay như : Để con được ốm và nghe lại những chia sẻ của bác sĩ Phi về ” việc dùng thuốc kháng sinh” cho con tại đây nhé.https://www.youtube.com/watch?v=EaUP5mpcirM

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar