- Home
- Khoa học và công nghệ
- Animation là gì? 13 công cụ hỗ trợ tại video Animation chuyên nghiệp nhất.
Animation là gì? 13 công cụ hỗ trợ tại video Animation chuyên nghiệp nhất.
Nếu bạn đam mê thiết kế và là fan của các video hoạt hình thì không thể không biết đến thuật ngữ Animation. Vậy animation là là gì? Có thể dùng những công cụ nào tạo video animation? Hãy cùng Lagiweb tim hiểu nhé?
1. Animation là gì?
Animation là nghệ thuật chụp liên tiếp nhiều hình ảnh hoặc bản vẽ, khiến hình ảnh di chuyển sống động trên màn ảnh trong một khoảng thời gian nhất định để mô phỏng một nội dung nào đó. Nói một cách đơn giản, Animation là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ hình thức nào khiến các đối tượng đồ họa dịch chuyển.
Những người hoạt động trong nghề sẽ được gọi là Animator, vì vậy, Animation sẽ thường được sử dụng trong quảng cáo, game, phim hoạt hình và nhiều thể loại khác. Não bộ sẽ tự động trộn nhiều hình ảnh xuất hiện liên tiếp và nhanh chóng lại một hình ảnh duy nhất, đây là cơ chế hoạt động của Animation.
2. Nguồn gốc của Animation
Animation, một lĩnh vực nghệ thuật đã phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, là một phần quan trọng trong lịch sử điện ảnh thế giới, dù ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Ban đầu, các hình ảnh Animation được tạo ra một cách đơn giản, chưa có sự phức tạp và cuốn hút như ngày nay.
Lĩnh vực hoạt hình, nơi Animation được ứng dụng rộng rãi nhất, có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. James Stuart Blackton, một nghệ sĩ người Anh định cư tại Mỹ, được biết đến là người tiên phong trong lĩnh vực này. Ông đã tạo ra bộ phim hoạt hình đầu tiên mang tên “The Enchanted Drawing” vào năm 1900. Tuy nhiên, Emile Cohl, một họa sĩ hoạt hình người Pháp, thực sự là “cha đẻ” của phim hoạt hình, với tác phẩm “Fantasmagorie” ra đời vào năm 1908. Đáng chú ý, vào năm 1928, Disney đã làm nên lịch sử với “Steamboat Willie” – bộ phim hoạt hình Animation đầu tiên kết hợp âm thanh và hình ảnh.
Ngày nay, Animation đã tiến xa với sự đa dạng trong các phong cách như 2D, 3D, cùng với sự sống động của nội dung, hình ảnh và âm thanh. Dù công nghệ đã phát triển, nhưng những ai muốn học về Animation vẫn cần nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu rõ nguồn gốc.
3. Những Điều Cần Biết Về Animation
Công việc chính của animator
Animator là những người chuyên về hội họa, họ thường tạo ra animation từ những bức ảnh vẽ trên giấy nhưng với công nghệ hiện đại ngày nay họ có thể dùng các phần mềm chuyên dụng, hay dùng các con gối, các vật mẫu bằng đất sét sau đó chụp lại các chuyển động trong từng giai đoạn rồi trình chiếu lại với tốc độ cao để để tạo ra sự chuyển động.
Các animator thường sử dụng quỹ thời gian của mình một cách linh hoạt, không bị bó buộc để có thể tạo ra các sản phẩm mới mẻ, sáng tạo.
Công việc của các animator nghe có dễ dàng và gói gọn trong một khuôn khổ như thế, nhưng thực ra họ cần phải có năng khiếu về hội họa, phải có một trí tưởng tượng phong phú, một khối óc sáng tạo và một niềm đam mê với nghề.
Nguyên tắc tạo ra animation
Animation được tạo ra nhờ vào hiện tượng lưu ảnh ở mắt người kết hợp với sự thay đổi nội dung của các khung ảnh liên tiếp nhau trong đó có thể là thay đổi về kích thước, màu sắc, bối cảnh,… làm cho chúng ta thấy được sự chuyển động.
Cách tạo ra animation đơn giản dựa trên hai nguyên tắc chính:
Frame by frame: Đây là nguyên tắc tạo nên animation dựa vào sự thay đổi của các chuyển động theo giai đoạn trong từng khung. Trong đó, mỗi khung là một giai đoạn của chuyển động. Việc có nhiều giai đoạn của chuyển động, một khi trình chiếu sẽ giúp cho chuyển động trở nên mượt mà hơn.
Tweened animation: Là phương pháp tạo ra animation dựa vào sự hỗ trợ của công cụ flash trong đó các animator chỉ việc tạo ra khung ảnh đầu và hình ảnh kết thúc trong khung ảnh cuối, còn các giai đoạn chuyển động trung gian sẽ được công cụ flash tạo ra.
Các bước tạo ra một video Animation
Quá trình tạo ra một Video Animation thường có các bước sau:
- Bước 1: Lên ý tưởng và phát triển kịch bản.
- Bước 2: Tạo bản phân cảnh (Storyboard) cho video.
- Bước 3: Tạo chuyển động (animate) cho các nhân vật và đối tượng trong video.
- Bước 4: Dựng phim, chèn nhạc, âm thanh và lời thoại vào Video Animation.
- Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.
Đối với những ai muốn bắt đầu tạo Video Animation, có một số phần mềm có thể sử dụng như After Effects – được ưa chuộng trong cộng đồng Animator như: iClone, Scratch, Autodesk 3DS Max, PM Animation,… Các phần mềm này cung cấp những công cụ mạnh mẽ và linh hoạt, giúp biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực.
Giá trị của animation mang lại
Bằng cách mạng lại cho người xem một cảm giác chuyển động chân thực, nó đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc truyền tải những thông điệp, phản ánh thực tế. Do đó, nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc tạo ra các animation không chỉ mang lại giá trị về tinh thần cho người xem như những bộ phim hoạt hình, hay từ những tựa game mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong các lĩnh vực học tập, nghiên cứu, giúp mô phỏng những tình huống đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học.
4. Các phần mềm tạo video Animation chuyên nghiệp
- Adobe Animate CC
- Adobe After Effects
- CrazyTalk Animator
- iClone
- MiniTool MovieMaker
- Scratch 1.4
- Toon Boom Harmony
- Anime Studio Pro
- PowToon.com
- 3D Renderforest
- Stickman 5.7
- Vyond.com
- Toon Boom Studio
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về Animation. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hãy chia sẻ thông tin này cho những người xung quanh nếu bạn thấy hữu ích. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.