Tài chính toàn diện là gì?
  1. Home
  2. Chính sách tiền tệ
  3. Tài chính toàn diện là gì?
Lê Thu Thảo 1 ngày trước

Tài chính toàn diện là gì?

 Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) nổi lên như một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo rằng mọi người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế, đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc sở hữu tài khoản ngân hàng, tài chính toàn diện còn bao gồm việc cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, và thanh toán với chi phí hợp lý.

Tài chính toàn diện là gì?

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB)

Tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính – các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm – đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững.

Một số tổ chức tài chính hay các quốc gia khác nhau cũng có những định nghĩa khác nhau về vấn đề tài chính toàn diện này.

Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả các sáng kiến, biện pháp để cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân.

Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng.

Đặc điểm của Financial Inclusion

Tính toàn diện

Đảm bảo mọi người, bất kể khu vực nông thôn hay thành thị, đều có thể tiếp cận các dịch vụ như tài khoản ngân hàng, tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm, và thanh toán.
Các dịch vụ được thiết kế với mức chi phí phù hợp với tất cả các đối tượng.

Sự đa dạng trong các dịch vụ

Các dịch vụ tài chính phải được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của các nhóm dân cư khác nhau, từ cá nhân, hộ gia đình đến doanh nghiệp nhỏ.

Tính công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ số: Sử dụng các nền tảng công nghệ như ngân hàng di động, ví điện tử, và các ứng dụng tài chính để giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ.
Giảm bớt thủ tục giấy tờ: Công nghệ giúp đơn giản hóa quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ.

Tính minh bạch và an toàn

Được nhà nước và pháp luật kiểm soát, đảm bảo an toàn và sự kết hợp công nghệ giúp mọi thông tin được công khai và minh bạch hơn.

Các thước đo Tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được đo lường dựa trên 03 khía cạnh:

Mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng

Xét về phương diện nhân khẩu học và địa lý bao gồm

  • Số lượng chi nhánh/phòng giao dịch
    trên 1000m2 hay trên 1000 dân.
  • Số lượng máy ATM trên 1000 m2 hay trên 1000 dân.

Mức độ sử dụng

Chỉ số liên quan tới tần suất sử dụng sản phẩm và dịch vụ
tài chính như:

  • Phần trăm số lượng tài khoản tiền gửi và ghi nợ trên tổng dân số
  • Số lượng giao dịch trên mi tài khoản tiền gửi, số lượng giao dịch điện tử.

Chỉ tiêu thể hiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ

Những trụ cột của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được triển khai thực hiện dựa trên 3 trụ cột sau:

Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính trong tài chính toàn diện

Các tài khoản giao dịch giúp cá nhân và doanh nghiệp trong việc quản lý các công việc/giao dịch tài chính hàng
ngày.

Sử dụng một tài khoản giao dịch để thanh toán và để giữ tiền là bước đầu tiên trong việc được tiếp cận tài chính đầy đủ. Sau đó sẽ sử dụng rộng rãi hơn và mang lại nhiều tác động tích cực tới hệ thống thanh toán quốc gia :

  • Các dịch vụ và cả hệ thống thanh toán sẽ được cải tiến và hiện đại hóa liên tục.
  • Làm tăng hiệu suất tổng thể của hệ thống thanh toán quốc gia.
  • Đổi mới những cải cách pháp lý.

Tất cả những tác động tích cực này tạo thành một vòng tuần hoàn hiệu quả và là nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện. Đó là, hệ

Đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính.

Việc đa dạng kênh phân phối và các điểm tiếp cận dịch vụ là việc làm tiếp theo để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế:

Công nghệ viễn thông- Thanh toán qua điện thoại di động

Việc bùng nổ số lượng thuê bao điện thoại di động đã mở ra một kênh phân phối các dịch vụ tài chính cơ bản khác đến với người nghèo.

Dịch vụ ngân hàng đại lý (agent banking)

Chính sách này cho phép ngân hàng cộng tác với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh. Đây chính là kênh phân phối các dịch vụ tài chính cơ bản có thể vươn đến những vùng sâu, vùng xa thông qua các đại
lý là các cửa hàng bách hóa, cửa hiệu thuốc, bưu điện hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ tài chính

Để mở rộng mạng lưới tiếp cận tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép nhiều loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức công nghệ tài chính.

Các cơ quan quản lý đã sử dụng những chiến lược giám sát và quản lý khác nhau để quản lý rủi ro đối với các tổ chức loại này. Thông thường, các cơ quan quản lý nhà nước (ngân hàng trung ương) thường sử dụng biện pháp phân cấp quản lý, nghĩa là phân loại tổ chức theo hoạt động được phép và giới hạn mức độ rủi ro tín dụng đối với tổ chức ở cấp thấp.

Các ngân hàng chính sách/các định chế tài chính phát triển

Tại nhiều quốc gia, các ngân hàng chính sách (có thể là ngân hàng thương mại nhà nước) vẫn đóng một vai trò chính trong hệ thống ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo.

Các ngân hàng này là những tổ chức tài chính duy nhất có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn và các chính phủ thường sử dụng họ chỉ để thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng ít mang lại lợi ích thương mại và để thực hiện những chương trình xã hội.

Tăng cường hiểu biết về tài chính, bảo vệ người tiêu dùng

Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trên toàn thế giới cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản, để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính.

Một bộ phận lớn các cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình. Điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.

Thiếu kiến thức và hiểu biết khiến người dân:

  • Thiếu sự tự tin, ngại tiếp cận.
  • Thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường tài chính chính thức.

Điều này tạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người không tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện trong mi quốc gia.

Vai trò của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với phát triển bền vững của một quốc gia.

  • Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
  • Tài chính toàn diện cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng.

Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội và nền kinh tế.

Tiếp cận dịch vụ ngân hàng

  • Tài chính toàn diện giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu…
  • Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai.
  • Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn. Không có tài khoản ngân hàng cũng có thể khiến mọi người bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm, là những thứ giúp mọi người sống an toàn và tự bảo vệ mình tốt hơn.

Đồi với Chính phủ

  • Tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, quản lý xã hội tốt hơn nhờ làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn.
  • Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên.

Đối với các tổ chức tài chính

Tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên.

Kết luận

Tài chính toàn diện không chỉ là một công cụ kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng xã hội. Bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là những nhóm yếu thế, tài chính toàn diện góp phần giảm thiểu bất bình đẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống, và tạo điều kiện để mọi người tham gia sâu rộng vào nền kinh tế chính thức. Đây không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức tài chính mà còn là một mục tiêu chung của cả xã hội.

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar