Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) là gì?
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) là một chính sách tiền tệ phi truyền thống được các ngân hàng trung ương áp dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn, khi các công cụ thông thường như cắt giảm lãi suất không còn hiệu quả. Bằng cách bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế thông qua việc mua lại các tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, QE giúp tăng thanh khoản, giảm lãi suất dài hạn và khuyến khích đầu tư.
Nới lỏng định lượng là gì?
QE là phương thức bơm tiền vào nền kinh tế của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thông qua việc mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán khác trong thị trường để tăng cung tiền và khuyến khích cho vay và đầu tư.
Sự tăng cung tiền mặt có thể dẫn đến giảm lãi suất và tăng cường tín dụng. Từ đó kích thích đầu tư, tiêu dùng và hoạt động kinh tế tổng thể.
Ví dụ minh họa:
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi lãi suất ngắn hạn gần như chạm đáy, FED đã áp dụng QE để kích thích nền kinh tế bằng cách mua vào một lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (MBS).
Cơ chế hoạt động của nới lỏng định lượng (QE)
Nguyên lý mua lại tài sản
Ngân hàng trung ương mua lại tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại hoặc thị trường mở, có thể bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, cổ phiếu, hoặc tài sản tài chính khác.
Cách ngân hàng trung ương tạo ra tiền mặt
NHTW sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra tiền mặt:
- Mua lại tài sản.
- Ngân hàng trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác vay tiền. Khi ngân hàng trung ương cho vay tiền, tiền mặt được tạo ra và cung cấp cho các tổ chức vay.
Tác động của việc cung cấp tiền mặt vào hệ thống tài chính
Chính sách nới lỏng định lượng (QE) là gì có tác động đa chiều.
- Giảm lãi suất và tăng khả năng vay vốn của ngân hàng thương mại.
- Khuyến khích hoạt động tín dụng và tăng cường đầu tư và tiêu dùng.
- Tạo ra một áp lực giảm lãi suất trên thị trường, khiến cho các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản có thu nhập cao hơn. Điều này góp phần tăng giá trị của các tài sản như chứng khoán và bất động sản.
Vai trò của QE
Thúc đẩy hoạt động tài chính
QE là tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ.
Bằng cách mua lại tài sản từ thị trường tài chính thúc đẩy hoạt động tài chính, giúp tăng cường sự tin tưởng, cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.
Tạo động lực cho hoạt động cho vay và đầu tư
QE là tạo động lực cho hoạt động cho vay và đầu tư. Bằng cách cung cấp tiền mặt và tăng cường thanh khoản, QE giúp giảm chi phí vay vốn cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp.
Việc tăng cường hoạt động cho vay và đầu tư có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao hiệu suất của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp.
Giảm lãi suất và tăng cường tín dụng
Khi ngân hàng trung ương mua lại tài sản tài chính tạo ra áp lực bán ra trên thị trường và tăng cung tiền mặt. Điều này giúp ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản và lãi suất vay, tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất thấp hơn.
Việc giảm lãi suất cơ bản và lãi suất vay giúp giảm chi phí vay vốn cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, tạo động lực cho hoạt động cho vay và đầu tư.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nới lỏng định lượng (QE)
Tình hình kinh tế chung
Hiệu quả của QE phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung của một quốc gia hoặc khu vực.
- Nếu nền kinh tế đang trải qua giai đoạn suy thoái hoặc lạm phát cao, QE có thể giúp kích thích tăng trưởng và ổn định kinh tế.
- Nếu kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định hoặc gặp rủi ro lạm phát, hiệu quả của QE có thể bị hạn chế.
Cơ cấu tài chính
Sự cơ cấu của hệ thống tài chính cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của QE.
- Nếu hệ thống tài chính được phân bố rộng rãi và đa dạng, QE có thể tác động tích cực và lan rộng hơn đến các phân khúc kinh tế.
- Hệ thống tài chính tập trung quá nhiều vào một số ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, hiệu quả của QE có thể bị giới hạn và không đồng đều.
Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ khác cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả và ảnh hưởng của QE.
- Nếu chính sách tiền tệ được điều chỉnh phù hợp và đi đôi với QE, hiệu quả có thể được tăng cường.
- Chính sách tiền tệ không được điều chỉnh đồng bộ, hiệu quả của QE có thể bị hạn chế. Hay gây ra các tác động phụ không mong muốn, như lạm phát hoặc biến động tỷ giá.
Kết luận
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) là một chính sách tiền tệ phi truyền thống được các ngân hàng trung ương sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn, đặc biệt khi lãi suất đã chạm mức thấp nhất. Chính sách này không chỉ giúp tăng cung tiền trong nền kinh tế mà còn hỗ trợ giảm lãi suất dài hạn, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, nới lỏng định lượng cũng tiềm ẩn rủi ro như lạm phát cao hoặc bất ổn tài chính. Do đó, việc áp dụng QE cần được thực hiện thận trọng và đi kèm với chiến lược thoái lui hiệu quả.