Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là gì?
Một nền tảng thay đổi cách chúng ta giao dịch, lưu trữ dữ liệu và xây dựng niềm tin trong thế giới số. Blockchain, hay còn gọi là chuỗi khối, là một công nghệ đột phá, được biết đến qua sự thành công của Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác. Tuy nhiên, ứng dụng của blockchain không chỉ giới hạn ở tài chính mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, chuỗi cung ứng và quản trị.
Blockchain là gì?
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài.
Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ: Mật mã học, Mạng hàng ngang và Lý thuyết trò chơi.
- Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Đặc điểm của Block Chain
- Tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư cao do sử dụng public key và hàm hash function.
- Phi tập trung
- Tính bất biến
- Tính công bằng
- Tính mở và tự do
Có những loại Blockchain nào?
Public Blockchain (Blockchain công khai)
Đây là loại blockchain mở, cho phép mọi người đều có thể tham gia, xác minh và thực hiện giao dịch.
Mọi giao dịch đều công khai và minh bạch, nhưng không ai có thể kiểm soát hoặc thay đổi dữ liệu đã được ghi vào Blockchain.
Private Blockchain (Blockchain riêng tư)
- Private Blockchain chỉ cho phép một số người dùng cụ thể tham gia.
- Loại Blockchain này thường được sử dụng trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp để đảm bảo quyền truy cập và quyền thực hiện giao dịch được kiểm soát chặt chẽ.
- Private Blockchain giúp tăng cường bảo mật và quản lý hiệu quả hơn so với Public Blockchain.
Permissioned Blockchain (Blockchain có quyền hạn)
Đây là một dạng của Private Blockchain- được cung cấp một số tính năng đặc quyền khác tùy thuộc vào bên thứ ba cung cấp. Permissioned Blockchain thường được sử dụng trong các môi trường doanh nghiệp để đảm bảo sự linh hoạt và kiểm soát cao đối với quyền truy cập và quyền thực hiện giao dịch.
Cách hoạt động của blockchain
- Quá trình hoạt động cơ bản của công nghệ Blockchain gồm các bước sau:
- Giao dịch: Khi một giao dịch được thực hiện, thông tin về giao dịch đó sẽ được gửi đến toàn bộ mạng lưới.
- Xác thực: Các máy tính trong mạng lưới sẽ xác thực giao dịch, kiểm tra xem giao dịch có hợp lệ hay không.
- Tạo khối: Các giao dịch đã được xác thực sẽ được nhóm lại thành các khối và kết nối với nhau thông qua một hàm băm (hash). Hàm băm là chuỗi ký tự duy nhất được tạo ra từ dữ liệu đầu vào. Nếu dữ liệu trong khối bị thay đổi, hàm băm của khối đó và tất cả các khối sau đó cũng sẽ thay đổi. Điều này đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Phân tán dữ liệu: Hệ thống phân phối chuỗi dữ liệu mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ những thành viên tham gia trong Blockchain.
Ứng dụng của Block chain
- Tiền điện tử: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain, mà Bitcoin là ví dụ nổi tiếng nhất.
- Hợp đồng thông minh: Blockchain cho phép tạo và thực thi các hợp đồng tự động, minh bạch và không thể thay đổi.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Blockchain giúp theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và minh bạch, từ nguồn gốc sản phẩm đến quá trình phân phối.
- Bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư: Blockchain cũng được ứng dụng trong việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn chặn gian lận và tăng cường bảo mật thông tin.
- Y tế: Blockchain thậm chí còn có thể được sử dụng để lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế, giúp việc chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Các phiên bản của công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán
Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường
Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động
Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.
Lợi ích của blockchain với doanh nghiệp
Bảo mật nâng cao
Hệ thống chuỗi khối cung cấp mức độ bảo mật và sự tin cậy cao mà các giao dịch kỹ thuật số hiện đại yêu cầu.
Cải thiện hiệu quả
Các giao dịch giữa doanh nghiệp với nhau có thể tốn rất nhiều thời gian và tạo ra tắc nghẽn trong hoạt động, đặc biệt là khi có sự tham gia của các cơ quan tuân thủ và quản lý bên thứ ba. Tính minh bạch và các hợp đồng thông minh trong chuỗi khối làm cho các giao dịch kinh doanh như vậy nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Kiểm tra nhanh hơn
Doanh nghiệp phải có khả năng tạo, trao đổi, lưu trữ và xây dựng lại các giao dịch điện tử một cách an toàn theo cách thức có thể kiểm tra được. Các bản ghi trong chuỗi khối là bất biến theo thứ tự thời gian, có nghĩa là tất cả các bản ghi luôn được sắp xếp theo thời gian. Tính minh bạch của dữ liệu này giúp cho việc xử lý kiểm tra nhanh hơn hẳn.
Cơ sở dữ liệu khác gì chuỗi khối?
Đặc điểm | Cơ sở dữ liệu | Chuối khối | |
Giống nhau | Cơ sở dữ liệu và chuỗi khối đều là công cụ để lưu trữ và quản lý dữ liệu | ||
Khác nhau | Lưu trữ dữ liệu | Tất cả dữ liệu lưu trữ tại một hoặc một vài máy chủ trung tâm. | Dữ liệu phân tán trên nhiều máy tính trong mạng lưới |
Quản lý | Quản lý bởi một cá nhân-tổ chức | Không bị chi phối hoàn toàn bởi một cá nhân hay tổ chức nào. | |
Khả năng chỉnh sửa | Dữ liệu có thể được sửa đổi một cách dễ dàng | Dữ liệu trong chuỗi khối không thể thay đổi, xóa bỏ. |