Chỉ báo kỹ thuật là gì?
  1. Home
  2. Đầu tư và Chứng khoán
  3. Chỉ báo kỹ thuật là gì?
Lê Thu Thảo 3 tuần trước

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

 Việc đưa ra quyết định mua bán không chỉ dựa vào cảm tính mà còn cần sự hỗ trợ của các công cụ phân tích hiệu quả. Chỉ báo kỹ thuật là một trong những “vũ khí” không thể thiếu, giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng, đánh giá động lượng và xác định các điểm vào lệnh phù hợp. Với khả năng biến dữ liệu lịch sử thành tín hiệu giao dịch, chỉ báo kỹ thuật trở thành công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa chiến lược và giảm thiểu rủi ro.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá của tài sản dựa trên dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng giao dịch. 

Các chỉ báo này được biểu diễn dưới dạng đồ thị hoặc biểu tượng giúp nhà đầu tư dễ dàng hình dung và phân tích dữ liệu.

Ví dụ minh họa về Đường Trung Bình Động (Moving Average – MA):
Giả sử bạn đang theo dõi cổ phiếu của Công ty A. Bạn tính toán Đường Trung Bình Động (MA) 50 ngày, nghĩa là giá trung bình của cổ phiếu trong 50 ngày qua. Nếu giá cổ phiếu hiện tại vượt lên trên đường MA 50 ngày, có thể đây là dấu hiệu của một xu hướng tăng giá. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới MA 50 ngày, có thể là dấu hiệu của một xu hướng giảm giá.

Đặc điểm của chỉ báo Kỹ thuật

  • Dựa trên dữ liệu lịch sử: Phân tích giá, khối lượng để nhận diện xu hướng.
  • Phân loại rõ ràng: Xu hướng, dao động, khối lượng, biến động.
  • Tính trễ và dẫn dắt: Cung cấp tín hiệu sau(Trễ -Lagging) và Dẫn dắt (Leading) Dự đoán trước xu hướng.
  • Tính toán công thức: Mỗi chỉ báo có cách tính riêng (RSI, MA…).
  • Tín hiệu giao dịch: Gợi ý mua/bán hoặc giữ vị thế.
  • Linh hoạt: Tùy chỉnh và áp dụng trên nhiều khung thời gian.
  • Không chính xác tuyệt đối: Phụ thuộc vào thị trường và cách sử dụng.
  • Yêu cầu kết hợp: Dùng nhiều chỉ báo để tăng độ tin cậy.

Các loại chỉ báo kỹ thuật

Dựa theo mục đích cần đo lường, các chỉ báo kỹ thuật được phân loại thành 4 nhóm: chỉ báo theo xu hướng (Trend-Following Indicators), chỉ báo biến động (Volatility Indicators), chỉ báo động lượng/dao động (Momentum/Oscillators) và chỉ báo khối lượng (Volume Indicators).

  • Chỉ báo theo xu hướng:

Chỉ báo theo xu hướng giúp nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi liệu giá của chứng khoán nhìn chung đang có xu hướng tăng, giảm hay đi ngang và độ mạnh của xu hướng đó.

Một số chỉ báo theo xu hướng phổ phiến:

Simple Moving Average (SMA)

Exponentially Smoothed Moving Average (EMA)

Linearly Weighted Moving Average (LWMA)

Wilder’s Moving Average

Average Directional Movement Index (ADX)

  • Chỉ báo biến động:

Chỉ báo biến động dùng để đánh giá mức độ biến động giá. Khi biến động giá gia tăng sau một giai đoạn ổn định (biến động thấp), nó có thể báo hiệu một điểm bức phá tiềm năng khỏi vùng giá trước đó.

Một số chỉ báo biến động phổ biến:

Bollinger Band

Keltner Band

STARC Band

Average True Range

Divergence Index

  • Chỉ báo động lượng/ dao động:

Chỉ báo động lượng/dao động tập trung vào việc đo tốc độ giá di chuyển và liệu tốc độ đó đang tăng hay giảm. Các chỉ báo này thường có một phạm vi giá trị xác định (ví dụ, 0 đến 100 hoặc -100 đến +100).

    • Khi chỉ báo đạt mức quá cao, có thể cho thấy tài sản đang quá mua, nghĩa là giá đã tăng quá nhanh (gia tốc lớn) và sau đó có thể sẽ đi ngang hoặc đảo chiều giảm.
    • Nếu chỉ báo đạt mức quá thấp có thể cho thấy tình trạng quá bán, nghĩa là giá đã giảm quá nhanh và sau đó có thể sẽ đi ngang hoặc đảo chiều tăng trở lại.

Một số chỉ báo động lượng/dao động phổ biến:

Relative Strength Index – RSI

Momentum/Rate of Change

Moving Average Convergence/Divergence

Stochastic Oscillator

William’s %R

Larry Williams’ Accumulation/Distribution Oscillator

Relative Vigor Index

True Strength Index

Vortex Indicator

  • Chỉ báo khối lượng:

Với chỉ báo khối lượng, bằng cách phân tích khối lượng cùng với hành động giá, nhà giao dịch có thể thu thập thông tin giá trị về sức mạnh của xu hướng hoặc xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.

Một số chỉ báo khối lượng phổ biến:

On-Balance Volume

Money Flow Index

Larry Williams’ Accumulation/Distribution Line

Marc Chaikin’ Accumulation/Distribution Indicator

Chaikin’s Money Flow

Volume Rate of Change

Ease of Movement

Positive Volume Index/Negative Volume Index

Volume-Weighted MACD

Klinger Oscillator

Aspray’s Demand Oscillator

Cách các chỉ báo kỹ thuật hoạt động

Nhà đầu tư sử dụng chỉ báo kỹ thuật để lựa chọn và đưa ra những chiến lược phù hợp. 

Quy trình hoạt động:

  •  Thu thập dữ liệu lịch sử
  • Áp dụng vào công thức toán học cho từng loại chỉ báo khác nhau.
  • Tạo thành biểu đồ- trên biểu đồ sẽ có các tín hiệu giao dịch, nhà đầu tư sẽ dựa vào biểu đồ để cân nhắc quyết định

Vai trò của chỉ báo trong phân tích thị trường tài chính.

  • Xác định xu hướng: Sử dụng các chỉ báo xu hướng để xác định xu hướng giá hiện tại. Nên kết hợp nhiều chỉ báo để tăng độ tin cậy của kết quả.
  • Xác định điểm mua bán: Sử dụng các chỉ báo dao động để xác định các vùng đảo chiều tiềm năng của xu hướng, từ đó xác định điểm mua bán tiềm năng. 

  • Quản lý rủi ro: Sử dụng các chỉ báo để xác định các điểm hỗ trợ, kháng cự của cổ phiếu hay của các tài sản sinh lãi khác, từ đó có kế hoạch trước với từng kịch bản của thị trường.

 

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar