Chất béo chuyển hóa và những tác hoại phá hủy cơ thể?
Chất béo chuyển hóa và những tác hoại phá hủy cơ thể?
Một chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, sử dụng thuốc lá và rượu là một trong những nguyên nhân gây ra những căn bệnh thế kỳ hiện nay. Trong số đó việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa cao làm tăng nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào lên 34%, tử vong do bệnh tim vành lên 28%, và bệnh tim vành lên 21%.
Chất béo chuyển hóa là gì?
Chất béo chuyển hóa, hay axit béo chuyển hóa (TFA), là các axit béo không bão hòa có nguồn gốc từ các nguồn công nghiệp hoặc tự nhiên.
Trong tự nhiên, nó có xuất hiện trong một số loài động vật nhai lại, ví dụ như: bò, cừu,… Còn phần lớn, có nguồn gốc từ các nguồn công nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm chế: đồ ăn nhanh, đồ ăn tiện lợi,..thì những chất béo chuyển hóa này đã có mặt trong hàng nghìn loại thực phẩm.
Nguồn gốc của ” chất béo chuyển hóa”
Các cụm từ như “dầu hydro hóa một phần” và “dầu thực vật rút ngắn” mới biết sự hiện diện của ” chất béo chuyển hóa”.
Cuối thế kỷ 19, các nhà hóa học phát hiện ra ” phản ứng hóa học”:
Với phản ứng hóa học này, người ra đã làm cho chất béo có những ưu điểm hơn:
- không bị ôi thiu dễ dàng
- có thể chịu nhiệt cao
- chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
- dễ vận chuyển và sử dụng rộng rãi hơn.
- Chất béo này cũng rẻ hơn nhiều so với các loại chất béo động vật rắn.
Do vậy, ” Chất béo chuyển hóa” nhanh chóng trở thành thành phần phổ biến trong các loại bơ thực vật, dầu rút ngắn, bánh ngọt đóng gói sẵn, các món ăn vặt, và các món chiên ở nhà hàng.
Ứng dụng rộng rãi của ” Chất béo chuyển hóa”
Chất béo chuyển hóa sử dụng trong công nghiệp sản xuất được hình thành bằng việc thêm hydro vào dầu thực vật.
Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng dầu hydro hóa như một chất bảo quản. Họ cũng sử dụng nó để tăng cường hương vị và kết cấu.
Theo AHA, các nhà sản xuất thực phẩm thêm dầu hydro hóa vào thực phẩm vì nhiều lý do, bao gồm:
- giảm chi phí
- bảo quản thực phẩm
- tăng cường kết cấu
- tăng cường hương v
Việc sử dụng chất béo chuyển hóa đã tăng vọt trong những năm gần đây vì chúng có xu hướng rẻ hơn so với các chất béo lành mạnh hơn và có một số đặc tính hóa học và vật lý, chẳng hạn như ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng, khiến chúng phù hợp cho nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến.
Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận ra ” thực phẩm chế biến sẵn” luôn tồn tại “ chất béo chuyển hóa”
Chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp có thể được tìm thấy trong:
- bơ thực vật
- mỡ thực vật
- ghee Vanaspati
- thực phẩm chiên và các sản phẩm nướng như bánh quy, bánh quy giòn và bánh ngọt.
- Thực phẩm đường phố và nhà hàng chiên và nướng thường chứa chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp.
- Chất béo chuyển hóa cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa của động vật nhai lại: bò, cừu, dê.
Cả chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp và tự nhiên đều có hại như nhau.
Tác hại của ” Chất béo chuyển hóa”
Dầu hydro hóa một phần đã trở thành nguyên liệu chính cho cả ngành công nghiệp thực phẩm và sử dụng gia đình. Việc thay thế dầu ăn truyền thống bằng các loại dầu hydro hóa này đã góp phần vào sự gia tăng bệnh tim mạch trên toàn cầu.
Tác hại :
- Chúng làm tăng mức LDL (cholesterol xấu) và giảm mức HDL (cholesterol tốt), thúc đẩy viêm nhiễm, làm ảnh hưởng xấu đến các tế bào nội mô trong mạch máu và góp phần vào các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường.
- Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa chất béo chuyển hóa lên tầm quan trọng toàn cầu, ước tính rằng việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa công nghiệp dẫn đến hơn 500 nghìn ca tử vong mỗi năm do bệnh tim mạch.
- Chất béo chuyển hóa làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tử vong.
Giải pháp bảo về sức khỏe
Can thiệp của Xã hội
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa chất béo chuyển hóa lên tầm quan trọng toàn cầu, ước tính rằng việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa công nghiệp dẫn đến hơn 500 nghìn ca tử vong mỗi năm do bệnh tim mạch. WHO đã kêu gọi các quốc gia loại bỏ chất béo chuyển hóa công nghiệp vào năm 2023 thông qua sáu hành động chiến lược được gọi là “REPLACE”:
1. **Xem xét** nguồn gốc chất béo chuyển hóa công nghiệp trong chế độ ăn và đánh giá yêu cầu thay đổi chính sách.
2. **Khuyến khích** thay thế chất béo chuyển hóa công nghiệp bằng các loại chất béo và dầu lành mạnh hơn.
3. **Ban hành** hoặc thực thi các quy định loại bỏ chất béo chuyển hóa công nghiệp.
4. **Đánh giá và giám sát** lượng chất béo chuyển hóa trong chuỗi thực phẩm và theo dõi sự thay đổi trong mức tiêu thụ của người dân.
5. **Tăng cường nhận thức** về tác hại của chất béo chuyển hóa cho các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất, nhà cung cấp và công chúng.
6. **Đảm bảo tuân thủ** các chính sách và quy định liên quan.
Chính phủ có vai trò trung tâm trong việc tạo ra môi trường thực phẩm lành mạnh giúp mọi người áp dụng và duy trì các thực hành dinh dưỡng lành mạnh và phải khuyến khích việc tái định hình các sản phẩm thực phẩm để giảm chất béo chuyển hóa, với mục tiêu loại bỏ chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp. WHO đã phát triển gói hành động REPLACE hỗ trợ các chính phủ thiết kế và thực hiện chính sách loại bỏ chất béo chuyển hóa sản xuất công nghiệp khỏi nguồn cung thực phẩm của họ.
Thay đổi từ bản thân
- Lựa chọn dầu thực vật dạng lỏng.
- Tránh các thực phẩm nướng sẵn, thức ăn nhanh, và các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh ngọt, và đồ ăn nhẹ vì có thể chứa chất béo chuyển hóa.
- Khi không thể tránh thực phẩm chứa dầu hydro hóa một phần, hãy chọn sản phẩm có thành phần này xuất hiện ở cuối danh sách thành phần.
- Tránh ăn thực phẩm chiên ở nhà hàng vì có thể chứa dầu hydro hóa một phần trong chảo chiên
- Tránh PHO có trong thực phẩm chiên và nướng (nếu nó được ghi trên sản phẩm thực phẩm).
- Giảm lượng thịt và sản phẩm từ sữa từ động vật nhai lại (ví dụ: bò, cừu, dê).
- Sử dụng các chất béo tự nhiên.
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh và cân bằng sẽ giúp bạn hạn chế và loại bỏ được những chất béo chuyển hóa gây hại cho cơ thể. Bạn đọc có thể xem lại bài viết ” lựa chọn thực phẩm lành mạnh và cân bằng” tại đây.