Làm sao để biết mình phù hợp với công việc gì?
  1. Home
  2. Hành trang nghề nghiệp
  3. Làm sao để biết mình phù hợp với công việc gì?
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Làm sao để biết mình phù hợp với công việc gì?

Làm sao để biết mình phù hợp với công việc gì?

Một công việc phù hợp với mình là công việc mà mình yêu thích, có năng lực và xã hội cần. Nói nghe có vẻ thật dễ dàng, nhưng bắt tay vào tìm, vào trải nghiệp để tìm thì không hề dễ dàng.

” Làm sao để BIẾT MÌNH phù hợp với CÔNG VIỆC gì?

Để có câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi này ta sẽ đi sâu vào 2 khía cạnh: biết mìnhcông việc.

Tự hiểu mình

Con người chúng ta luôn có những năng lực dễ dàng nhìn thấy nhưng có cả một quặng mỏ châu ngọc ở bên trong chưa được khai  phá. Vậy thì việc biết mình, hiểu mình ở mức độ nào thực sự quan trọng bởi vì nó hưởng đến cuộc sống thực tại và tương lai của mỗi người.

Mỗi người cần phải tự vấn và liệt kê những yếu tố sau:

  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Tự hỏi bản thân những câu hỏi như: “Mình giỏi ở lĩnh vực nào?” hay “Mình gặp khó khăn trong việc gì?” sẽ giúp bạn thấy rõ kỹ năng nổi bật và cần phát triển thêm ở đâu.
  • Ghi nhận các thành tựu cá nhân: Những điều bạn đã làm tốt trong học tập, công việc hoặc cuộc sống hàng ngày có thể giúp bạn phát hiện ra những năng lực tiềm ẩn.
  • Khám phá đam mê và sở thích: những hoạt động bạn thường cảm thấy hào hứng, dành rất nhiều thời gian để làm trong một thời gian dài, luôn cảm thấy vui vẻ và tận hưởng những điều đó.

Hãy liệt kê tất cả những điều bạn thích, đam mê.

Công cụ hỗ trợ

Sử dụng các bài kiểm tra và trắc nghiệm nghề nghiệp

Ngoài ra, bạn có thể tham vấn các bài kiểm tra, trắc nghiệm để giúp bạn hiểu mình hơn, hiểu về năng lực của mình một cách khách quan nhất và có thêm góc nhìn mới để có thể lựa chọn được nghề phù hợp nhất.

  • Trắc nghiệm tính cách MBTI: Bài kiểm tra này giúp xác định đặc điểm tính cách và cung cấp các gợi ý về những ngành nghề phù hợp.
  • Trắc nghiệm Holland: Dựa trên sở thích và kỹ năng cá nhân, bài trắc nghiệm này phân loại theo sáu nhóm nghề nghiệp, bao gồm: thực tế, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội, doanh nghiệp và quy tắc.
  • Career Assessment (Đánh giá nghề nghiệp): Có nhiều bài đánh giá miễn phí trên mạng giúp bạn xác định kỹ năng và đề xuất nghề nghiệp tiềm năng.

Thử áp dụng mô hình Ikigai (Lý do để sống)

Mô hình Ikigai của Nhật Bản giúp bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp bằng cách kết hợp bốn yếu tố:

  • Điều bạn yêu thích (đam mê).
  • Điều bạn giỏi (khả năng).
  • Điều xã hội cần (mục đích).
  • Điều bạn có thể kiếm tiền từ đó (thu nhập).

Bạn sẽ tìm được một công việc giao nhau giữa 4 yếu tố này.

Công việc

Tự tìm hiểu công việc

Với tất cả những sở thích, đam mê mà bạn liệt kê hãy tìm kiếm những công việc phù hợp với đam mê đó. Sau đó, ở từng công việc bạn sẽ phải tìm hiểu những kỹ năng , kiến thức cần có cho công việc đó. Và lựa chọn xem công việc nào phù hợp với mình nhất.

Trải nghiệm thực tế qua thực tập và việc làm ngắn hạn

Sau khi tự đánh giá hoặc tham vấn từ các chuyên gia hướng nghiệp, bạn sẽ bắt đầu học tập và nỗ lực để trau dồi những kiến thứ, kỹ năng cần thiết để có thể bắt đầu trải nghiệm công việc.

  • Thử sức ở các công việc bán thời gian hoặc dự án tự do: Những công việc thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và tự đánh giá mức độ phù hợp của mình.
  • Tham gia các chương trình thực tập: Đây là cơ hội tốt để bạn trải nghiệm, tìm hiểu quy trình làm việc và phát triển kỹ năng thực tế, cũng như đánh giá xem nghề đó có phù hợp với mình hay không.

Sau một thời gian trải nghiệm, bạn sẽ tự đánh giá lại mức độ phù hợp của bạn với công việc đó. Nếu OK thì việc bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu về thị trường để tìm được môi trường làm việc phù hợp với bạn.

Nếu bạn thấy không phù hợp thì bạn sẽ thử với một công việc khác, tuy nhiên bạn phải nhớ rằng: ” Làm đúng nghề không phải lúc nào cũng vui” ,cho phép mình đủ thời gian trải nghiệm để hiểu rõ mình hơn. Hãy học hỏi nhiều từ các mối quan hệ tại nơi làm việc: anh chị em đồng nghiệp, các buổi hội thảo, buổi chia sẻ nghề nghiệp, hoặc các buổi networking giúp bạn kết nối với người trong ngành, mở rộng hiểu biết và có thêm lời khuyên bổ ích.

Kế hoạch phát triển công việc rõ ràng

Sau khi chính thức chọn nghề, bạn nên lên kế hoạch phát triển cho công việc ngắn hạn và dài hạn để có động lực hơn. Giúp bạn tìm hiểu, học tập và nâng cao những kỹ năng cần thiết cho từng mục tiêu đó- mở ra cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến.

Việc thăng tiến không chỉ là đi lên mà đôi khi, bạn có thể lựa chọn thăng tiến theo chiều ngang để bản thân phát triển toàn diện hơn.

 

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar