
Bằng đại học chưa thể quyết định việc làm?
Bằng đại học chưa thể quyết định việc làm?
Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay, mặc dù tấm bằng đại học vẫn là một minh chứng cho kiến thức và nền tảng học vấn, nhưng nó không đảm bảo hoàn toàn cơ hội việc làm cho bất kỳ một bạn sinh viên nào mới ra trường. Bởi vì, yếu tố quyết định ” bạn có việc làm” phụ thuộc vào nhiều năng lực khác bên trong bạn.
Thực tế về câu chuyện ” Bằng cấp”
Bạn không còn quá xa lạ với những câu chuyện: học đại học xong thất nghiệp, làm trái ngành, bỏ học để khởi nghiệp, người học nghề -thành công,…
Thực tế của những điều này cho ta thấy tầm quan trọng của việc ” Hướng nghiệp”
- Chọn một ngành mà ta không thích- không đam mê, một ngành mà năng lực của bản thân không phù hợp: chán nản, bỏ cuộc, chuyển ngành.
- Học theo xu hướng, không tìm hiểu rõ cơ hội việc làm: sau khi tốt nghiệp xã hội không cần nữa.
- Bỏ học vì tìm được đam mê, sứ mệnh của mình và tự chịu trách nhiệm với con đường mới.
- Đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công, chọn đúng nghề- rèn luyện phẩm chất, năng lực, chuyên môn phù hợp sẽ giúp bạn thành công.
Tại sao ” bằng đại học” chưa quyết định việc làm?
Thị trường lao động
- Thị trường lao động thay đổi nhanh chóng: Nhiều ngành nghề đang phát triển và thay đổi rất nhanh do sự bùng nổ của công nghệ. Những công việc mới thường đòi hỏi các kỹ năng chuyên biệt mà đôi khi các chương trình đại học truyền thống chưa kịp đáp ứng.
- Thực tế về cung cầu lao động: Không phải ngành học nào cũng có nhu cầu nhân lực cao. Một số ngành nghề dù có nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng không đáp ứng nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành.
Đầu vào của Doanh nghiệp
Kỹ năng thực tế và kinh nghiệm quan trọng hơn: Các nhà tuyển dụng ngày càng chú trọng đến kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành, và kinh nghiệm làm việc thay vì chỉ xem xét bằng cấp. Những yếu tố như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề và thích nghi mới là điểm mấu chốt để thành công trong công việc.
Người lao động
- Tốt nghiệp với tấm bằng Đại học , nhưng ngành đó không có nhu cầu nhân lực cao.
- Sinh viên trong thời gian học tập tại trường đại học không được trang bị, không tự học các kỹ năng dẫn đến thiếu năng lực cần thiết khi tham gia ứng tuyển.
- Không cảm thấy hứng thú với ngành mình học vì một lý do nào đó như: học vì bố mẹ thích, học vì trượt nguyện vọng chính nên học vé vớt tại một ngôi trường nào đó,…
- Ở môi trường đại học được học khá nhiều về chuyên môn lý thiết, chưa có cơ hội trải nghiệm thực tế khiến các bạn sinh viên ra trường hoang mang, lo lắng.
Với tất cả những yếu tố trên cho thấy, ” việc làm” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính vẫn là người lao động. Nếu chỉ cầm tấm bằng ” đại học trên tay” mà thiếu đi các nhóm năng lực như: sáng tạo, thông tin, cuộc sống và sự nghiệp sẽ rất khó để người lao động có được cơ hội việc làm tốt.
Những bạn trẻ có ” Hướng nghiệp” rõ ràng có lợi thế gì?
Chọn được đúng ngành học mà mình đam mê có thể tương đối phù hợp hoặc rất phù hợp với năng lực và tính cách
- Đam mê làm cho bạn trẻ có khả năng tìm tòi, khám phá mạnh mẽ hơn-> Tạo ra năng lực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn
- Vì đam mê sẽ theo đuổi, sẽ tìm hiểu xem những kỹ năng gì cần thiết cho ngành học mình đam mê và xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng: tư duy phản biện, sáng tạo, năng lực thông tin,…
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng” đại học”, cao đẳng, trung cấp nghề..thì bạn trẻ đó không chỉ có chuyên môn mà còn có đầy đủ kỹ năng để tham gia vào hội nhập nền kinh tế.
Chọn được ngành học rất phù hợp với năng lực, tính cách và tương đối hài lòng về ngành học đó
- Ở mức độ hài lòng tương đối, nhưng không phải là đam mê vẫn đảm bảo cho các bạn sau khi học tập có nguồn cảm hứng với công việc của những ngành học.
- Vì ngành rất phù hợp với năng lực và tính cách, nên các bạn sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn. Bởi hiện năng, ngoài việc cần chuyên mốn, các nhà lãnh đạo rất chuộng lựa chọn những ứng viên có năng lực phù hợp: giao tiếp, teamwork, lãnh đạo, thuyết trình, phản biện, kết nối,..