Cha mẹ có vai trò thế nào trong hướng nghiệp cho con?
Cha mẹ có vai trò thế nào trong hướng nghiệp cho con?
Sự chuẩn bị cho hướng nghiệp không phải chỉ khi những đứa trẻ bắt đầu chọn trường, chọn nghề. Mà nó bắt đầu từ khi chính thức bước vào năm 7 tuổi. Học để hiểu biết, học để mở mang, nhưng mà học cũng là bắt đầu chuẩn bị cho một công việc, cống hiến và mưu sinh cho tương lai. Đại đa số thời gian dành cho công việc và cũng là dành gần cả cuộc đời cho công việc. Nếu chọn sai nghề thì thực sự sẽ rất kinh khủng- đời sống tâm thần bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy, một đứa trẻ được ba mẹ hướng nghiệp cho đúng đắn thì thật hạnh phúc và trọn vẹn.
Hướng nghiệp theo độ tuổi
Trước khi đi sâu vào hoạt động hướng nghiệp, chúng ta cần làm rõ tầm ảnh hưởng của cha mẹ và con cái. Bởi lẽ, có rất nhiều sự ảnh hưởng ở mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở những độ tuổi khác nhau.
Ở giai đoạn 0- 2 tuổi
Trong giai đoạn đầu đời này, con cái được cha mẹ chăm lo hoàn toàn. Từ nhu cầu cơ bản: ăn, uống, ngủ nghỉ đến nhu cầu được an toàn và yêu thương. Trẻ ở giai đoạn này hoạt động hoàn toàn theo bản năng. Cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần và vật chất 100% cho con.
Ở giai đoạn 2-3 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này, ngoài nhu cầu cơ bản như giai đoạn trên thì trẻ bắt đầu có nhu cầu thể hiện. Cụ thể ở đây là phát triển cảm xúc- Giai đoạn vàng để cha mẹ dạy trẻ về phát triển cảm xúc: khi con buồn, con giận, con khó chịu… nếu Cha mẹ ảnh hưởng đúng thì các bé sẽ phát triển tốt chỉ số phát triển cảm xúc- EQ là một trong những yếu tố quan trọng, tạo nên sự thành công trong công việc và sự nghiệp của trẻ trong tương lai. Bạn đọc có thể đọc lại bài viết về chỉ số này tại đây.
Giai đoạn 4- 5 tuổi
Đây là gia đoạn trẻ bắt đầu sáng tạo. Nếu con bạn vặn, tháo tung tóe một chiếc ô tô mới mua ra thì khoan hãy trách móc và đánh con, đây là lúc con đang khám phá và sáng tạo theo cách của con. Việc cha mẹ quát mắng, cấm đoán, không cho mua đồ nữa sẽ khiến con cảm thấy tội lỗi- Con không thể sáng tạo được nữa.
Đây cũng là giai đoạn mà con thích rất nhiều thứ như: học toán, học văn, học vẽ, đá bóng, nhảy dây, múa hát, xếp hình, làm vườn,… Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con được tham gia các hoạt động mà con thích, nếu có thể hãy chơi cùng con để con cảm thấy mình là bạn.
Giai đoạn từ 6- 10 tuổi
Những hoạt động mà con yêu thích ở trên sẽ giảm đi một cách có chọn lọc, tức là con sẽ bỏ bớt. Tập trung sâu hơn, dành nhiều thời gian vào 1 số cái.
Nó tạo nên SỞ THÍCH của con, những sở thích này nếu được lặp lại rất nhiều lần, trong một khoảng thời gian khá dài và con luôn cảm thấy hào hứng, dành rất nhiều thời gian cho nó CHA MẸ nên tìm hiểu ” sự liên quan về sở thích đó, sẽ khám phá được ” NĂNG LỰC TIỀM ẨN” của con.
Cha mẹ cần tạo môi trường để con được trải nghiệm nhiều với năng lực đó. Ví dụ như, con bạn có năng lực tư duy sáng tạo, hãy khuyến khích con tham gia vào các CLB sáng tạo, tham gia cán sự lớp, tham gia các hoạt động kế hoạch của gia đình, ý tưởng dã ngoại, leo núi,… để tạo cơ hội cho con khám phá và thực chứng chính cái ý kiến, sáng tạo của con.
Giai đoạn từ 11- 18 tuổi
Đây là giai đoạn không chỉ con phát triển về nhận thức mà còn có nhiều thay đổi sinh lý, để giúp con trưởng thành hơn.
Cá tính của con sẽ biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở giai đoạn này, cha mẹ hoàn toàn có thể tham vấn cho con về ” NĂNG LỰC” phù hợp với ” CÁ TÍNH” để con đi sâu hơn, khai phá tốt hơn.
Ở giai đoạn này, nếu cha mẹ kết nối tốt và luôn đồng hành với con, sẽ trở thành ” người bạn” để con dễ dàng chia sẻ mọi câu chuyện từ ước mơ đến cá nhân riêng tư. Và cũng là người cung cấp và tư vấn tốt nhất mà con luôn lắng nghe và tin tưởng. Giúp con có định hướng ” Nghề Nghiệp’ chính xác và nhanh chóng. Từ đó có kế hoạch xây dựng và hành động đạt được mục tiêu mà con hướng tới.
Tuy nhiên, việc thiếu kết nối giữa mối quan hệ này sẽ dẫn đến một số vấn đề:
– Bắt con giỏi toàn diện, không cho con dành thời gian vào việc con thích.
– Khủng hoảng tuổi Teen ở con.
– Con không được lắng nghe, thấu hiếu, không sẵn sàng chia sẻ ước mơ mà mình mong muốn. Trước mặt cha mẹ có thể con nói OK nhưng sau lưng con sẽ làm theo cách khác.
– Bố mẹ áp đặt mong muốn của bố mẹ vào con “thực hiện ước mơ giang dở của cha mẹ”.
– Bố mẹ mong muốn sự ổn định, an toàn- không cho con học ngành nghề con muốn.
– Để con học theo trào lưu, số đông…có rủi ro nghề nghiệp cao.
Vài trò của cha mẹ trong hướng nghiệp cho con
Cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hướng nghiệp cho con cái. Sự ảnh hưởng từ cha mẹ không chỉ định hình nhận thức của con về các giá trị và sự lựa chọn nghề nghiệp, mà còn giúp con tự tin khám phá bản thân và phát triển tiềm năng cá nhân.
Dưới đây là một số vai trò chính của cha mẹ trong quá trình này:
– Người truyền cảm hứng và hình mẫu
Cha mẹ là người ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Những gì cha mẹ nói, làm, và thái độ của họ đối với công việc và cuộc sống có thể trở thành hình mẫu để con cái noi theo. Khi cha mẹ thể hiện đam mê và sự cống hiến trong công việc, điều này sẽ truyền cảm hứng cho con cái, giúp trẻ hình thành thái độ tích cực đối với nghề nghiệp và cuộc sống.
– Người đồng hành và lắng nghe
Cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn, sở thích và ước mơ của con. Việc lắng nghe không chỉ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng mà còn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những gì con thực sự muốn. Khi lắng nghe, cha mẹ có thể đưa ra những lời khuyên hợp lý và cùng con tìm kiếm giải pháp khi con gặp khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp.
– Người khuyến khích khám phá và trải nghiệm
Khuyến khích con khám phá và trải nghiệm là một cách hiệu quả để giúp con tìm ra đam mê và tiềm năng của mình. Cha mẹ có thể gợi ý cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hoặc thậm chí thử các công việc bán thời gian. Điều này giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau và tìm ra điều mình yêu thích.
– Người cung cấp thông tin và tư vấn
Cha mẹ có thể giúp con cái tiếp cận các thông tin về các ngành nghề, cơ hội học tập và thị trường lao động. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Thay vào đó, cha mẹ nên đóng vai trò như người tư vấn, cung cấp thông tin và phân tích các lựa chọn một cách khách quan để con có thể tự đưa ra quyết định phù hợp.
– Người định hướng giá trị và phẩm chất
Ngoài việc định hướng nghề nghiệp, cha mẹ còn cần giúp con xây dựng các giá trị và phẩm chất như kiên trì, kỷ luật, trách nhiệm và khả năng quản lý thời gian. Đây là những yếu tố quan trọng giúp con không chỉ chọn đúng nghề mà còn phát triển bền vững trong sự nghiệp sau này.
– Người tạo điều kiện học tập và phát triển kỹ năng
Cha mẹ có thể hỗ trợ con cái trong việc học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết cho tương lai như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm, và quản lý thời gian. Những kỹ năng này giúp con dễ dàng thích nghi và thành công hơn trong môi trường làm việc sau này.
– Người hỗ trợ về mặt tài chính và tinh thần
Một trong những vai trò không kém phần quan trọng là cha mẹ cần hỗ trợ về mặt tài chính để con có thể tham gia các khóa học, các hoạt động ngoại khóa, hoặc theo đuổi các sở thích cá nhân. Ngoài ra, sự động viên và ủng hộ từ cha mẹ cũng là nguồn sức mạnh tinh thần quan trọng giúp con tự tin hơn trong hành trình hướng nghiệp.