Nên bắt đầu hướng nghiệp từ khi nào?
Nên bắt đầu hướng nghiệp từ khi nào?
Những năm trở lại đây, xã hội bắt đầu quan tâm nhiều đến việc ” Hướng nghiệp” cho lứa tuổi các bạn học sinh. Không phải chờ đợi lên cấp 3 nữa, mà việc hướng nghiệp cho các con đã bắt đầu từ khi các con bước vào lớp 1. Tuy nhiên, mức độ ” hướng nghiệp” sẽ khác nhau qua từng giai đoạn, giúp các con có thể hiểu một cách dễ dàng hơn.
Hướng nghiệp là gì?
Hướng nghiệp là hướng cho con những con đường sự nghiệp trong tương lai. Nó phải bao gồm hướng học và hướng nghề.
Hướng học
Hướng học là giúp đứa trẻ bộc lộ được năng lực cao ở một lĩnh vực nào đó. Ví dụ, con yêu thích môn ” toán, tiếng anh, âm nhạc,..” thì sẽ hướng con học nâng cao thêm để tạo điều kiện cho các con được phát huy một cách tối đa.
Hoặc đối với những trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ,…- một số trường hợp đặc biệt, cần hướng cho con học ở mức độ” phù hợp- cấp 1, cấp 2″ sau đó sẽ là học cách kỹ năng ngoài đời để con học cách tiếp cận với hoạt động cuộc sống bình thường.
Hướng nghiệp
Để hướng nghiệp một cách đúng đắn nhất, cần phải biết ” trẻ yêu thích, đam mê” điều gì? Trẻ có năng lực- phẩm chất như thế nào? để giúp trẻ hiểu về những nghề nghiệp phù hợp với phẩm chất với năng lực và đam mê của trẻ.
- Cho trẻ được trải nghiệm thực tế, để trẻ tự cảm nhận về nghề đó, từ đó giúp trẻ tìm ra đam mê thực sự.
- Hướng dẫn cho trẻ về các yêu câu, phẩm chất cần có để có thể thích ứng với nghê nghiệp tương lai
4 nhóm năng lực mà trẻ cần có, để đáp ứng được nghề nghiệp trong tương lai:
- Năng lực công dân toàn cầu: nhận thức toàn cầu, giá trị văn hóa toàn cầu, quản lý lý tài chính, quản lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Năng lực sáng tạo, đổi mới: tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy giao tiếp.
- Năng lực thông tin: kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, đánh giá, trình bày thông tin.
- Năng lực cuộc sống, sự nghiệp: tính linh hoạt, tính thích ứng, tự định hướng, tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, tính sáng kiến.
Câu chuyện hướng nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Hướng nghiệp khi con lên cấp 3
Nếu việc hướng nghiệp chỉ xảy ra khi con lên cấp 3: cần chọn lớp, chọn nghề, chọn môi trường học tập sau khi hoàn thành học phổ thông thì có lẽ là quá gấp gáp và dễ dẫn đến những lựa chọn sai lầm.. Bởi vì:
- Không đủ thời gian để con nhận ra, con thực sự yêu thích điều gì?
- Không đủ thời gian để con trải nghiệm ?
- Không chuẩn bị rèn luyện năng lực cần thiết?
- Chưa có cái nhìn tổng quan về thế giới nghề nghiệp.
Hướng nghiệp từ sớm
Câu chuyện hướng nghiệp là một câu chuyện dài hơi và cần được chuẩn bị từ rất sớm. Chính vì vậy, gia đình và xã hội đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn về ” hướng nghiệp” này.
Ở nhà trường
Giai đoạn Tiểu học (6 – 11 tuổi):
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành những nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh và tò mò về các nghề nghiệp của người lớn. Các hoạt động hướng nghiệp thường bao gồm:
- Trò chơi giả lập nghề nghiệp: Trẻ được tham gia vào các trò chơi nhập vai làm bác sĩ, giáo viên, đầu bếp, kỹ sư, cảnh sát, v.v. Qua các trò chơi này, trẻ có cơ hội khám phá và hiểu sơ lược về các nghề nghiệp.
- Tham quan thực tế: Các trường học có thể tổ chức các buổi tham quan nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất hoặc gặp gỡ những người làm trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
- Truyện và phim hoạt hình: Thông qua các câu chuyện hoặc phim ảnh, trẻ được tiếp cận một cách trực quan với các nghề và hiểu được giá trị của công việc.
Giai đoạn Trung học cơ sở (12 – 15 tuổi):
Ở giai đoạn này, xã hội bắt đầu hướng nghiệp một cách rõ ràng hơn. Các chương trình giáo dục thường nhấn mạnh đến việc phát triển nhận thức về nghề nghiệp và kỹ năng sống. Các hoạt động bao gồm:
- Giáo dục hướng nghiệp trong chương trình học: Các bài học về định hướng nghề nghiệp, các buổi ngoại khóa hay bài kiểm tra sở thích nghề nghiệp giúp trẻ nhận biết khả năng và sở thích của mình.
- Tư vấn tâm lý học đường: Nhiều trường học bắt đầu cung cấp các dịch vụ tư vấn hướng nghiệp để giúp học sinh khám phá sở thích và khả năng của mình.
- Câu lạc bộ kỹ năng: Các câu lạc bộ về khoa học, nghệ thuật, thể thao, nấu ăn, công nghệ, v.v. được tổ chức để học sinh trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau và tự khám phá.
Giai đoạn Trung học phổ thông (16 – 18 tuổi):
Đây là giai đoạn xã hội chính thức tập trung vào việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, khi các em bắt đầu chuẩn bị cho bước chuyển tiếp quan trọng lên đại học hoặc đi làm.
- Các chương trình tư vấn nghề nghiệp: Các trường thường có các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp giúp học sinh xác định ngành học và định hướng nghề nghiệp phù hợp.
- Hội chợ hướng nghiệp: Học sinh được tham gia các hội chợ nghề nghiệp, gặp gỡ các đại diện từ các trường đại học, doanh nghiệp, trung tâm đào tạo nghề để tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề.
- Các khóa học kỹ năng và trải nghiệm thực tế: Một số trường còn tổ chức các khóa học thực hành hoặc các kỳ thực tập ngắn hạn giúp học sinh tiếp cận trực tiếp với công việc.
Ở gia đình
Ở giai đoạn từ 5-9 tuổi
Đây là giai đoạn con đang tìm kiếm châu ngọc của mình, tức là con bắt đầu yêu thích một cái gì đó, con quan sát về nó nhiều hơn, con dành nhiều thời gian với nó và tập trung một cách cao độ.
Với giai đoạn này, con đang tỉa cành dần dần có chọn lọc theo sở thích của con, vì vậy mà cha mẹ nên tôn trọn và hỏi cảm nhận của con về hoạt động đó, ý tưởng của con xem con thể hiện thế nào.
Ở giai đoạn từ 10- 15 tuổi
- Con bắt đầu có xu hướng thiên về một cái gì đó, tập trung và phát triển sâu hơn. Lúc nào cha mẹ có thể cung cấp cho con nhưngx kiến thức về nghề nghiệp liên quan đến hoạt động mà con đang thực hiện.
- Không ép con giỏi toàn diện.
- Dạy cho con nhiều hơn về phát triển kỹ năng sống và giao tiếp. Cho con nhiều môi trường để con trải nghiệp.
Giai đoạn định hướng và phát triển kỹ năng (16 – 18 tuổi)
Trong giai đoạn này, học sinh cần có sự định hướng rõ ràng hơn về các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng. Để có định hướng và động lực học tập thật tốt, giúp đạt được đam mê và mục tiêu.
Cha mẹ sẽ đồng hành và phân tích cho con về nghề nghiệp mà con đã lựa chọn. Ủng hộ và tin tưởng con. Thay vì áp đặt ” ước mơ” của chính mình vào con, áp đặt” mong muốn ổn định và an toàn” của bản thân để bắt con lựa chọn môi trường con không mong muốn.