Làm thế nào để phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ?
  1. Home
  2. Hành trang làm bố mẹ
  3. Làm thế nào để phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ?
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Làm thế nào để phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ?

Làm thế nào để phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ?

Đối với trẻ nhỏ, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp được xem là bệnh đi cùng những năm tháng đầu đời của trẻ.  Ngoài ra, vấn đề nhiễm khuẩn đường ruột của con cũng đáng lo ngại- Giải pháp hiệu quả nhất ” Tăng sức đề kháng cho trẻ”. Hãy cùng Lagiweb tìm hiểu nhé!

Nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào trên đường hô hấp:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên: Viêm mũi họng, viêm họng, viêm Amidan cấp, viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, khí quản.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em phần lớn do virus.

Biểu hiện lâm sàng nhiễm khuẩn hô hấp cấp bao gồm:

  • Ho: là triệu chứng hay gặp, ho khan, ho đờm, ho cơn.
  • Sốt: nhẹ, vừa hoặc rất cao. Sơ sinh có thể hạ nhiệt độ.
  • Chảy mũi, đau họng, khàn tiếng, có thể giống cảm lạnh.
  • Khó thở khò khè, thở rít, rút lõm lồng ngực, thở nhanh.
  • Chảy mủ tai.
  • Dấu hiệu nguy hiểm nhất là: Bỏ bú, nôn, co giật, li bì, thở chậm hoặc ngừng thở.

Điều kiện thuận lợi dễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em

  • Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, có bệnh lý bẩm sinh hoặc đã phải can thiệp y khoa nhiều
  • Thời tiết lạnh, chuyển mùa.
  • Khói bụi, thuốc lá, dị nguyên hô hấp
  • Lông súc vật
  • Môi trường không hợp vệ sinh
  • Tình trạng khói bụi khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Bệnh thường chuyển biến rất nhanh từ nhẹ sang nặng, gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em

Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh. Do đó cần:

  • Cách ly trẻ với các nguồn lây bệnh
  • Nhỏ mũi, rửa mũi bằng NaCl 0,9% ấm ( vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho con)
  • Làm thông thoáng đường thở khi có viêm đường hô hấp trên.
  • Trẻ lớn cho ngậm nước muối ấm, uống nhiều nước.
  • Tránh môi trường ẩm thấp, khói, bụi, thuốc lá…
  • Cho trẻ vận động nhiều, dinh dưỡng phù hợp để trẻ khỏe mạnh
  • Giữ ấm cơ thể khi giao mùa, mùa đông- đây là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp nhiều nhất.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa cuả trẻ nhỏ đnag khá non yếu, chính vì vậy mà việc nhiễm khuẩn rất dễ xảy ra.

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị viêm do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân, gây nhiễm khuẩn mà bạn có thể kể đến như sau:

  • Không ăn chín, uống sôi
  • Thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc với vi khuẩn từ người nhiễm bệnh, đồ vật nhiễm bệnh như dao, kéo, đồ chơi, tã lót…
  • Virus: Rotavirus, Norovirus gây viêm ruột, tiêu chảy.
  • Vệ sinh kém: Trẻ chơi bẩn, không rửa tay trước khi ăn.
  • Dụng cụ không vệ sinh: Chai, cốc, bình sữa bẩn.
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ miễn dịch
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ từ ngay sau sinh

Ở trẻ sơ sinh, hệ niêm mạc ruột chưa hoàn thiện, lông ruột còn chưa được phủ kín bởi vi lông ruột vào thời điểm sơ sinh, gọi nôm na là ” hiện tượng hở ruột“- có nghĩa là hệ niêm mạc chưa biết cách tiếp nhận có chọn lọc hấp thụ. Chính vì vậy, không biết hấp thụ có chọn lọc dẫn đến có thể hấp thụ dư thừa dưỡng chất, hoặc mần bệnh, độc tố nhập vào máu gây bệnh.

Giải pháp hiệu quả nhất:

    • Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 72h vàng sau sinh– chỉ sữa vàng đầu tiên của mẹ mới thực hiện được 2 chức năng là bảo vệ và hoàn thiện hệ niêm mạc ruột này.
    • Việc tráng ruột bằng sữa mẹ để lông ruột và các lông cực nhỏ có cơ hội phát triển tối đa, đạt đến trạng thái hoàn chỉnh giúp bé có hệ tiêu hóa tối ưu ngay từ nhỏ.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Trường hợp ăn cái loại rau củ, tốt nhất là loại nhà trồng, thực phẩm sạch hoặc có giải pháp xử lý trước khi cho con ăn.
  • Cho con vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn, tẩy giun định kỳ.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi thường xuyên hơn.
  • Có chế độ ăn dặm hợp lý cho con.
  • Không lạm dụng kháng sinh.

Hi vọng với những thông tin trên, sẽ giúp cha mẹ phòng tránh tốt nhất các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Hãy theo dõi Lagiweb  để cùng tìm hiểu thêm nhiều chủ đề hay về chăm sóc con và cuộc sống.

 

 

0 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar