Bé hay khóc đêm phải làm sao?
Bé hay khóc đêm phải làm sao?
Hiện tượng khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh. Khi trẻ gặp vấn đề về sinh lý hoặc tâm lý sẽ khiến trẻ khóc nhiều hơn vào ban ngày. Hãy cùng Lagiweb tìm hiểu và đưa ra những giải pháp tối ưu cho cả mẹ và bé.
Chuyện ” khóc” của trẻ 0- 12 tháng tuổi.
Việc em bé khóc đêm trong giai đoạn này, không chỉ khiến người mẹ lo lắng và nó thực sự là ” nỗi sợ” của người mẹ. Em bé còn quá nhỏ để có thể nói cho mẹ nghe vì sao con khóc, nên việc mẹ hiểu con- để biết vì sao con khóc là rất khó khăn.
Vấn đề sinh lý
Có thể em bé đang gặp vấn đề như:
- Tã bẩn
- Đói
- Đau bụng
Nếu chỉ vì những vấn đề sinh lý này, thì người mẹ có thể dễ dàng giải quyết một cách nhanh gọn. Tuy nhiên, việc khóc đêm nhiều thường không phải do yếu tố sinh lý này.
Vấn đề tâm lý
Thời gian mang thai, nếu mẹ bầu gặp nhiều vấn đề tâm lý, thì ém bé của bạn cũng sẽ gặp vấn đề đó. Con stress nhiều lắm đó. Nhớ hãy bù đắp cho con bằng sự bao dung và kiên trì nhé.
Sau khi sinh, bước ra thế giới hoàn toàn mới khiến Con lo lắng, đang stress, đang cảm thấy bất an,….vấn đề tâm lý này, thường sẽ khiến bé khóc nhiều và khóc thời gian dài hơn.
Điểm cần lưu ý:
Trẻ con trong độ tuổi này chưa phân biệt được rõ ngày và đêm. Vì vậy, việc khóc vào ban ngày hay ban đêm là như nhau. Chính vì vậy, người lớn hãy đặt nhẹ tâm lý về việc không được khóc đêm- nó có hại cho não.
Người lớn chúng ta có nhịp điệu sinh học rõ ràng, việc nghe thấy tiếng khóc trẻ bạn đêm thường cảm thấy khó chịu, cáu gắt và không đủ kiên trì với con so với ban ngày. Nên chính vì thế, năng lượng thấp dẫn đến việc dỗ dành con cũng thiếu kiên nhẫn hơn, dễ làm em bé khóc nhiều và dai hơn.
Giải pháp
- Hãy kiểm tra tã cho con trước khi ngủ
- Cho con ăn no
- Kiểm tra nhiệt độ phòng, cơ thể để con không cảm thấy nóng quá hoặc lạnh quá.
- Không gian buổi tối yên tĩnh.
- ” nuôi dưỡng sinh học” với con nhiều hơn- đừng sợ con bám mẹ. Khi con bình an hơn con sẽ tự ăn tự chơi – thoải mái thời gian cho mẹ làm việc đấy ạ. Nói chuyện thủ thì với con nhiều, sờ chạm và chơi vui với con nhiều hơn, để em bé cảm thấy mình được trấn an và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Cho trẻ vận động nhiều hơn vào ban ngày.
- Cho trẻ bú mẹ trực tiếp vào ban đêm để bé ngủ ngon hơn, Sữa mẹ cũng tạo hormone giúp bé dần phân biệt ngay đêm. Giúp giảm tình trạng quấy khóc.
Chuyện khóc của trẻ từ 1- 3 tuổi
Ở độ tuổi này em bé thường ít khóc hơn và cách mọi người hay nói ” lớn rồi, nó biết nên nó ngoan hơn đấy’.
Sự thật là:
Em bé ở giai đoạn này em bé đã bắt đầu có kĩ năng nói và diễn đạt. Chính vì vậy, người lớn sẽ dễ dàng hiểu được vì sao con khóc.
- Con khóc vì đói, vì khát, vì buồn ngủ..con chỉ cần, mẹ ơi: ” con xyz…” là mẹ đã đáp ứng ngay được rồi. Chẳng cần phải để em bé chờ lâu.
- Nếu có ai đó nạt con, đánh, mắng,…con làm con buồn, thì con cũng đã biết chia sẻ với mẹ rồi.
- Tuy nhiên, nếu bị ai đó la hét to và nặng thì buổi tối con rất dễ giật mình, và khóc hoảng lên đó.. nên hãy để ý nhiều hơn vào các hoạt động của con nhé.
- Con bị cai sữa, đây cũng chính là một nguyên nhân lớn khiến các bé cảm thấy thiếu thốn và bất an. Nên con hay khóc vào đêm hơn. Mẹ hãy nói chuyện, ôm ấp với con nhiều hơn, vì con bạn hiểu đấy- hãy nói cho con biết, dần con sẽ ổn và ít khóc đêm hơn.
Lưu ý ở giai đoạn này:
Từ 2- 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển cảm xúc rất mạnh. Chính vì vậy, mà nhiều em bé được gắn mác ” không ngoan”- là ” khủng hoảng”
Việc không hiểu cảm xúc của con, không hướng dẫn cho con chuyển hóa tốt các cảm xúc tiêu cực thì em bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Vào giấc ngủ đêm, trẻ hay mơ màng nhớ lại những đoạn ký ức đó và bật khóc nhiều.