Bà bầu và câu chuyện ” vận động”
  1. Home
  2. Hành trang làm bố mẹ
  3. Bà bầu và câu chuyện ” vận động”
Lê Thu Thảo 2 tháng trước

Bà bầu và câu chuyện ” vận động”

Bà bầu và câu chuyện” vận động”

Vận động không chỉ mang lại sức khỏe thể chất mà còn mang lại sức khỏe tinh thần, đời sống và xã hội rất cao. Khi phụ nữ mang thai rất cần thể lực và sự dẻo dai của cơ thể, chính vì thế ” vận động” cho phụ nữ mang thai ngày càng được chú trọng hơn rất nhiều.

Mỗi người phụ nữ mang trong mình cái thai bé nhỏ, theo thời gian thai nhi ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều thay đổi trên cơ thể người mẹ. Từ vẻ bề ngoài đến những thay đổi về nội tiết, hormone bên trong. Chính vì vậy, việc cân đối cả bên trong lẫn bên ngoài là rất quan trọng.

Cân nặng

Có rất nhiều ngộ nhận về cân nặng như:

  • Mẹ tăng cân thì con mới tăng cân.
  • Mẹ tăng cân càng nhiều càng tốt.
  • Mẹ giảm cân chắc con bị còi đi rồi.
  • Nhẹ cân cho dễ đẻ.

Sự thật là gì:

  • Cân nặng người mẹ có thể bị giảm xuống trong thời gian đầu, tùy từng thể trạng mỗi người và thời gian này có thể rất ngắn, một khoảng thời gian hoặc thậm chí là cả thai kỳ. Bởi vì giai đoạn” Nghén” này chính là giai đoạn dọn nhà cho con ở, cơ thể bắt đầu thải độc hoặc ngừng tiếp nhận một số mùi vị, thức ăn,…tất cả những thứ cho vào cơ thể trước đây có thể sẽ được chọn lọc chứ không phải tất cả. Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ có xu hướng giảm cân. Điều này là hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đến thai nhi- em bé trong bụng mẹ vẫn lớn lên mỗi ngày.
  • Khi em bé trong bụng to lên, đồng nghĩa với việc kích thước cơ thể của người mẹ tăng lên, cân nặng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, nếu người mẹ tăng cân quá ít hoặc tăng cân quá nhiều đều không tốt cho cơ thể.
  • Chỉ số MBI sẽ giúp bà bầu điều chỉnh lại cơ thể để bảo đẩm cân đối:

Công thức tính BMI: BMI=Cân nặng (kg)/Chiều cao (m)^2

Trong đó:Cân nặng: Đơn vị là kilogram (kg)- Chiều cao: Đơn vị là mét (m).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số BMI được phân loại như sau:

Dưới 18,5: Thiếu cân.
18,5 – 24,9: Cân nặng bình thường.
25,0 – 29,9: Thừa cân.

Đối với những cơ thể trước khi bầu có chỉ số:

  • BMI thấp- thuộc tuýp thiếu cân, thì sẽ cần tăng cân nhiều hơn, trung bình thường dao động từ 10-12kg
  • BMI trung bình thì cả chu kì mang thai thường sẽ tăng 6-8kg.
  • BMI thừa cân thì cần có chế độ ăn hợp lý hơn để tránh các bệnh lý không tốt gây ra những bệnh lý tiền sản cho thai phụ.

Rõ ràng sau khi thấu hiểu được chỉ số BMI của mình, thì những mẹ bầu sẽ có chế độ ăn và vận động cân đối hơn.

Năng lượng tích trữ= Năng lượng nạp vào- Năng lượng tiêu hao.

  • Những trường hợp thừa cân sẽ cần vận động nhiều hơn để kiểm soát cơ thể tốt hơn, vẫn đảm bảo cơ thể cảm nhận tốt, an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Tuýp cần tăng cân: vận động đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chuyển hóa tốt hơn giúp người mẹ không chỉ khỏe mà còn hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tuýp cân đối: vận động đều mối ngày giúp cơ thể luôn giữ được trạng thái cân bằng, tăng lực và tăng sự dẻo dai hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, dù mẹ bầu có MBI như thế nào thì vận động đều sẽ hỗ trợ một cách tối đa.

Độ bền và dẻo dai

Khi mang bầu, mọi người dễ dàng nghe thấy những câu chuyện” xương em dạo này rệu rạo, đau chỗ này, mỏi chỗ kia…thậm chí là những câu chuyện sản trệt khá khó khăn trong việc di chuyển.

Cột sống, nội tạng và xương cụt bị tác động và ảnh hưởng rất nhiều. Càng về những chu kỳ cuối của thai kỳ, kích thước thai nhi to..áp lực lên cột sống, lên các cơ quan nội tạng và xương cụt càng tăng. Để hạn chế những ảnh hưởng trên và tăng cường sức khỏe, thì bản thân bà bầu nên tập những bài tập chuyên sâu hơn.

  • Yoga: có khá nhiều bài tập chuyên sâu cho bầu, không chỉ giáp giảm gánh nặng đến cột sống mà còn tăng cường cơ sàn chậu có lợi cho quá trình sinh và phục hồi sau sinh.
  • Bơi lội: Giúp giảm tải trọng cơ thể, làm dịu các khớp và giảm căng thẳng ở lưng.
  • Đi bộ: Đây là bài tập dễ thực hiện và an toàn, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn.
  • Đạp xe tại chỗ: Đây là một cách tuyệt vời để duy trì thể lực mà không gây quá tải cho các khớp.

Căng thẳng & Stress

Tâm lý của bà bầu rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bà bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì thế, các mẹ bầu luôn cố gắng cho mình thật TÂM AN để con được khỏe mạnh và nhận được những năng lượng tích cực.

  • Các mẹ có thể đi bộ ngoài trời không chỉ giúp lưu thông tuần hoàn máu cải thiện tình trạng sưng phù- giãn tĩnh mạch, mà con giúp người mẹ được thư giãn hơn, hòa vào thiên nhiên để nhận được năng lượng chữa lành từ thiên nhiên.
  • Tập yoga cũng là một cách vận động giảm stress khá hiệu quả, ngồi thực hành các phép thở giúp đầu óc mình thoải mái hơn, tâm mình tịnh hơn từ đó giảm căng thẳng stress hiệu quả.

Vận động rất quan trọng với mẹ bầu, nhưng cũng có những lưu ý nhất định trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Không nên tập quá sức: Hãy tránh những hoạt động gây căng thẳng quá mức hoặc có nguy cơ té ngã.
  • Theo dõi cơ thể: Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau, chóng mặt, hãy dừng lại ngay lập tức.
  • Trang phục phù hợp: Nên chọn quần áo thoải mái và giày thể thao hỗ trợ tốt.
  • Tăng cường uống nước: Hãy đảm bảo uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để giữ cơ thể không bị mất nước.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho mẹ bầu hiểu hơn về ý nghĩa của vận động, từ đó sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý. Mỗi ngày một chút và duy trì đều đặn chắc chắc sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và năng lượng mỗi ngày.

Hãy cùng follow Lagiweb.vn để có thêm những kiến thức cho bầu bạn nhé. Chúc các bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar