Ngành quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân lực được ví như “trái tim” của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Đây là ngành học không bao giờ “lỗi thời” và được các doanh nghiệp “săn đón”. Vậy học chuyên ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lực (trong tiếng Anh là Human Resource Management) – là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực về con người trong một doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Bởi chính con người hay nhân viên mới đem lại giá trị thật sự cho công ty và xã hội. Nên đây là công việc rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.
2. Ngành quản trị nhân sự là gì?
Ngành quản trị nhân sự là ngành chuyên đào tạo các kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng thực tiễn về việc quản trị con người. Đây là ngành phải tiếp xúc, làm việc thường xuyên với rất nhiều người, với những tính cách khác nhau. Do đó bạn phải thấu hiểu tâm lý và hành vi con người. Ngoài ra cần có kỹ năng quản lý tốt và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Nếu theo học ngành quản trị nhân sự, bạn sẽ được học đa dạng kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính,… cùng các môn học về luật Lao động, định mức tiền lương, an toàn lao động…
Sinh viên ngành quản trị nhân sự ngoài việc được đào tạo kiến thức chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị nhân sự sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức để có thể thực hiện các công việc thực tế của nghề nhân sự như: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng chế độ đãi ngộ…
Ngoài ra, người học còn được trang bị các kỹ năng mềm bổ trợ trong quá trình làm việc sau này như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin; kỹ năng lắng nghe, kiểm soát cảm xúc; kỹ năng làm việc nhóm, tiếng Anh, tin học văn phòng…
3. Cơ hội việc làm ngành quản trị nhân sự
Sinh viên theo học ngành này có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công và không bị bỏ lại bởi cuộc cách mạng 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, bản thân mỗi người cần nỗ lực học tập và rèn luyện liên tục các kỹ năng cần thiết.
Cũng giống như các bộ phận khác, ngành quản trị nhân sự cũng có đa dạng các vị trí công việc để các bạn lựa chọn và tìm hiểu chuyên sâu. Mỗi vị trí sẽ có một số đặc trưng khác nhau như:
- Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc nhân sự là vị trí cấp cao nhất trong ngành HR, làm nhiệm vụ giám sát, quản lý tất cả mọi vấn đề của nguồn nhân lực trong tổ chức. Giám đốc nhân sự trực tiếp điều hành, kiểm soát hệ thống quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực cho công ty - Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
Trưởng phòng nhân sự làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, điều phối quản trị nhân sự và nâng cao chất lượng nhân sự. Ở các công ty vừa và nhỏ, không có giám đốc nhân sự thì trưởng phòng nhân sự báo cáo và tham mưu trực tiếp với giám đốc điều hành. Còn ở các doanh nghiệp quy mô lớn thì trưởng phòng sẽ báo cáo công việc lên giám đốc nhân sự. - Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)
Quản trị hành chính – nhân sự phụ trách việc quản lý, sắp xếp và cập nhật hồ sơ nhân viên, quản trị toàn bộ dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Quản trị viên hành chính – nhân sự cũng xử lý các vấn đề về lương thưởng, chế độ đãi ngộ, đào tạo nhân viên, tuyển dụng và giữ chân những ứng viên tiềm năng. - Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng giữ vai trò chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, vận dụng hết mọi khả năng của mình để thu hút ứng viên tiềm năng về cho tổ chức, và thành công thuyết phục những người lao động tài năng nhất về làm việc cho tổ chức của mình. Khối lượng công việc của chuyên viên tuyển dụng sẽ càng lớn nếu làm việc cho các doanh nghiệp quy mô lớn, các khu công nghiệp, tập đoàn hay công ty đa quốc gia. Vì không chỉ khối lượng nhân sự cần tuyển là rất cao, mà yêu cầu đặt ra cho ứng viên cũng rất đa dạng. - Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Đây là vị trí thường xuất hiện ở những tổ chức quy mô lớn đến hàng nghìn nhân sự. Chuyên viên đào tạo và phát triển sẽ thực hiện các công việc như lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo cho nhân viên trong công ty. Họ cũng là người tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc, tạo môi trường cho họ phát triển kỹ năng và chuyên môn. Không chỉ tăng thêm sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp, chuyên viên đào tạo và phát triển còn có trách nhiệm giữ chân nhân tài và thu hút thêm những nhân sự tài năng mới. - Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm quản lý, giám sát những dữ liệu về tiền lương và phúc lợi cho nhân viên. Họ sẽ đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên theo năm để đưa ra những chế độ phúc lợi mới phù hợp với từng người. Bên cạnh đó, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cũng có trách nhiệm quản lý cơ cấu trả lương cho nhân viên trong công ty, đảm bảo cạnh tranh và hợp pháp.
4. Mức lương ngành quản trị nhân sự
- Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Tùy vào quy mô của công ty, mức lương cho vị trí giám đốc nhân sự có thể rơi vào khoảng 25 triệu đồng/tháng. Với những người có thâm niên, kinh nghiệm và những đóng góp ngoạn mục cho doanh nghiệp thì thu nhập có thể đạt mức trung bình là 50 triệu đồng/tháng.
- Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
Công việc của trưởng phòng nhân sự yêu cầu rất cao về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng, vì thế mức lương trung bình cho vị trí này cũng khá là hấp dẫn. Trung bình, trưởng phòng nhân sự được trả 18-25 triệu đồng/tháng. Dù vậy, mức lương này cũng có sự chênh lệch tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. Nếu làm cho các công ty nước ngoài hoặc có kinh nghiệm lâu năm thì trưởng phòng nhân sự có thể đàm phán mức lương lên đến 40 triệu đồng/tháng.
- Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)
Đây là vị trí đảm nhiệm khối lượng công việc lớn và đa dạng, yêu cầu có nhiều kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ nhất định, nên lương thưởng cũng khá hấp dẫn. Đối với người đã có kinh nghiệm, mức thu nhập trung bình là khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Còn với người chưa có kinh nghiệm, mức lương trung bình rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Có thể thấy, công việc của một chuyên viên tuyển dụng yêu cầu rất cao về tính khéo léo và tinh tế. Mức lương của vị trí này theo đó cũng không hề thấp so với thị trường. Trung bình, một chuyên viên tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ kiếm được 13-18 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Về thu nhập, chuyên viên đào tạo và phát triển có mức lương ổn định. Với người ít kinh nghiệm, mỗi tháng có thể kiếm được 9-13 triệu đồng. Với người nhiều kinh nghiệm, mức thu nhập trung bình là khoảng 13-18 triệu đồng.
- Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
Mức lương ở vị này phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm. Đối với người chưa có kinh nghiệm hoặc dưới 2 năm kinh nghiệm mức lương dao động từ 5-10 triệu đồng. Đối với người có 2 năm kinh nghiệm trở lên mức lương từ 12-20 triệu đồng.
Hi vọng rằng những thông tin mà Lagiweb vừa cập nhật bên trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành Quản trị nhân sự và cơ hội phát triển của ngành này. Bạn hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của Lagiweb để cập nhật thêm các thông tin, kiến thức hữu ích khác nữa nhé!